Phó hiệu trưởng trường đại học do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học là gì?
Phó hiệu trưởng trường đại học do ai bổ nhiệm?
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) như sau:
Hội đồng trường của trường đại học công lập
...
2. Hội đồng trường của trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
...
đ) Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học;
...
Theo đó, hội đồng trường của trường đại học công lập có quyền quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định việc bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học.
Phó hiệu trưởng trường đại học công lập (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học như thế nào?
Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có nêu:
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Căn cứ Quy định này của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý sát hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị cấp mình.
...
Như vậy, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cũng như các tiêu chí đánh giá chức danh phó hiệu trưởng sẽ do từng cơ sở giáo dục đại học công lập quy định cụ thểm phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, nhưng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chung quy định tại Điều 44 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:
- Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, của pháp luật và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương), trừ trường hợp được bổ nhiệm lần đầu. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
+ Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
+ Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Viên chức bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Thời gian tối đa giữ chức vụ phó hiệu trưởng trường đại học là bao lâu?
Theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) như sau:
Hội đồng trường của trường đại học công lập
...
6. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học công lập quy định về hội đồng trường bao gồm nội dung sau đây:
...
d) Thủ tục hội đồng trường quyết định nhân sự hiệu trưởng trường đại học, việc quyết định chức danh quản lý khác của trường đại học trong quy trình bổ nhiệm nhân sự; căn cứ và thủ tục đề xuất bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học; số lượng cán bộ quản lý cấp phó; thời gian tối đa giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và chức danh quản lý khác của trường đại học;
...
Theo đó, thời gian tối đa giữ chức vụ phó hiệu trưởng tùy thuộc vào quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học công lập quy định về hội đồng trường.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phó hiệu trưởng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?