Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc?
Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 46 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành kèm Nghị định 28/2014/NĐ-CP quy định Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam như sau:
Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ
1. Tập đoàn có các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng, do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc.
Số lượng Phó Tổng giám đốc là chín (09) người. Trường hợp cần điều chỉnh số lượng vượt quá chín (09) người, Hội đồng thành viên báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Hội đồng thành viên bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc.
Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do ai có quyền bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc? (Hình từ Internet)
Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được bổ nhiệm với thời hạn tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 4 Điều 46 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành kèm Nghị định 28/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ
...
2. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng Giám đốc trong việc điều hành Tập đoàn; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng Giám đốc giao phù hợp với Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Việc ủy quyền có liên quan đến ký kết hợp đồng hoặc liên quan đến sử dụng con dấu của Tập đoàn đều phải thực hiện bằng văn bản.
3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tập đoàn; giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính tại Tập đoàn theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền.
4. Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
5. Chế độ lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng của Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Tập đoàn.
6. Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành Tập đoàn cũng như trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, của cổ đông, của thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh đối với các doanh nghiệp khác.
7. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ do Tổng Giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Theo quy định nêu trên, Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có chức năng gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành kèm Nghị định 28/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Mục tiêu, chức năng và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn
...
c) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tập đoàn và vốn Tập đoàn đầu tư vào các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao. Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
2. Chức năng:
a) Tập đoàn được Nhà nước giao quản lý và sử dụng vốn, đất đai; là đầu mối thống nhất quy hoạch, quản lý và bố trí diện tích đất trồng cao su cho các đơn vị thành viên (trừ công ty tự nguyện liên kết);
b) Đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết; chi phối các công ty con theo mức độ nắm giữ vốn điều lệ của các công ty đó theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ công ty con;
c) Trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo đúng quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên được thực hiện thông qua hợp đồng;
d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông tại các đơn vị thành viên;
đ) Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho Tập đoàn tổ chức thực hiện;
e) Giữ vai trò trung tâm để lãnh đạo, quản lý và chi phối hoạt động của các đơn vị thành viên theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ của các đơn vị thành viên nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất của Tập đoàn và của từng đơn vị thành viên.
...
Như vậy, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có những chức năng theo quy định nêu trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tập đoàn Công nghiệp Cao su có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?