Phó trưởng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp phải có trình độ đại học trở lên đúng không?
- Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì?
- Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp phải có trình độ đại học trở lên?
- Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp phải có năng lực, hiểu biết về những phương diện nào?
Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì?
Theo Mục 1 Phụ lục 10 Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Vị trí, chức danh
Chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương của đơn vị cấp Vụ thuộc Bộ (Phó Trưởng phòng) là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là cấp phó của Trưởng phòng và tương đương của đơn vị cấp Vụ thuộc Bộ (Trưởng phòng); có trách nhiệm giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được Trưởng phòng giao; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Chức danh Phó Trưởng phòng bao gồm: Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục; cấp phó của người đứng đầu các đơn vị cấp phòng trong đơn vị sự nghiệp tương đương cấp Vụ thuộc Bộ (Tiêu chuẩn chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ quy định tại Phụ lục 12).
Theo đó, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Trưởng phòng thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được Trưởng phòng giao; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp phải có trình độ đại học trở lên?
Theo tiểu mục a Mục 4 Phụ lục 10 Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác đảm nhiệm;
b) Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng III;
c) Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đối với chức danh Phó Trưởng phòng trong các đơn vị quản lý nhà nước tương đương cấp Vụ thuộc Bộ và Phó Trưởng phòng của các bộ phận hành chính, tổng hợp, tổ chức cán bộ, quản trị, văn phòng và các bộ phận không trực tiếp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp tương đương cấp Vụ thuộc Bộ;
d) Đã tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng;
e) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
h) Về kinh nghiệm công tác:
- Đối với đơn vị giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước: Theo Khung năng lực vị trí việc làm của đơn vị được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
- Đối với đơn vị sự nghiệp tương đương cấp Vụ: Có từ đủ 03 năm trở lên công tác trong ngành Tư pháp, pháp luật hoặc trong lĩnh vực quản lý (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Trường hợp thời gian nêu trên không liên tục thì được cộng dồn.
5. Đối với chức danh Phó Trưởng phòng của Trường Đại học Luật Hà Nội, ngoài việc căn cứ vào các tiêu chuẩn tại văn bản này còn phải căn cứ vào các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo; Điều lệ trường đại học và các văn bản có liên quan.
6. Tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và Nhà nước./.
Theo đó, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp phải tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp phải có năng lực, hiểu biết về những phương diện nào?
Theo Mục 3 Phụ lục 10 Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp phải có năng lực, hiểu biết về những phương diện sau:
- Nắm vững và có năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao;
- Có năng lực lãnh đạo, quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, nghiên cứu khoa học và đề xuất các giải pháp, phương pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao;
- Có năng lực điều hành, quy tụ, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị;
- Nắm vững các nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc của Bộ Tư pháp, có mối liên hệ công tác tốt với các cơ quan có liên quan; có kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý;
- Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của Nhà nước liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi công tác;
- Tiêu chuẩn khác theo quy định tại Khung năng lực vị trí việc làm của đơn vị được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phổ biến giáo dục pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?