Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bổ nhiệm? Quy trình bổ nhiệm được quy định ra sao?
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bổ nhiệm theo quy định?
Theo Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Theo đó, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm theo trình tự, thủ tục do luật định.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bổ nhiệm? Quy trình bổ nhiệm được quy định ra sao? (hình từ internet)
Quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Phụ lục 01 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định quy trình bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như sau:
Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan mở hội nghị để thảo luận và đề xuất chủ trương, số lượng, nhân sự để kiện toàn lãnh đạo và có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình xin ý kiến lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách đơn vị trước khi trình Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, xem xét, quyết định.
Bước 2: Trên cơ sở đồng ý của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với tập thể lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan mở hội nghị để thảo luận, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch bằng phiếu kín.
Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo và Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, người đứng đầu cơ quan tham mưu về công tác cán bộ căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng yêu cầu của công chức tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Bước 4: Trên cơ sở kết quả giới thiệu của bước 3, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo và Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan tổ chức hội nghị lấy ý kiến của công chức về nhân sự.
Việc lấy ý kiến được thực hiện như sau:
- Thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công chức.
- Người đứng đầu đơn vị đại diện lãnh đạo và Đảng ủy cơ quan thông báo danh sách nhân sự do hội nghị ở bước 3 giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu trong 03 năm công tác gần nhất, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
- Người được giới thiệu lấy phiếu trình bày chương trình hành động, bản kê khai tài sản, thu nhập.
- Hội nghị thảo luận và tham gia ý kiến.
- Ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm giới thiệu. Đại diện lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan, Vụ Tổ chức cán bộ kiểm phiếu (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
Người đạt tín nhiệm giới thiệu cao nhất trên 50% số phiếu hợp lệ của hội nghị thì mới tiến hành bước tiếp theo; nếu không có người nào đạt trên 50% sổ phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị tiếp theo.
Bước 5: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4 lãnh đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín.
Lưu ý:
- Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị.
Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định ra sao?
Tại Điều 44 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các viện và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Chiếu theo quy định này thì tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao bao gồm:
- Ủy ban kiểm sát;
- Văn phòng;
- Các viện và tương đương.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?
- Black Friday sale các mặt hàng nào? Black Friday khi nào? Khuyến mại Black Friday phải đảm bảo điều gì?
- Tổng hợp đáp án cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Trình tự xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa? Ủy ban nhân dân cấp nào lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương