Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Phụ cấp chức vụ đối với các chức danh lãnh đạo thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được căn cứ theo STT 13 Mục II Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước và đại biểu quốc hội hoạt động chuyên trách ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 như sau:
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định hiện nay Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,9 x 1.800.000 = 1.620.000 đồng/tháng
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Nhiệm vụ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được căn cứ theo Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ, quyền hạn được căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
...
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;
c) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
...
Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày bổ nhiệm là bao nhiêu năm?
Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày bổ nhiệm được căn cứ theo Điều 68 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Theo đó, nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào?
- Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?