Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị đúng không?
- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị đúng không?
- Người tốt nghiệp đại học ở nước ngoài có được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính?
- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực và uy tín?
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị đúng không?
Theo điểm c khoản 4 Điều 5 Quy định về tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2791/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Vụ trưởng
...
4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a. Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao. Đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) có thẩm quyền xác nhận trình độ theo quy định.
b. Hiện đang giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương, chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên hoặc đang giữ ngạch chuyên viên và tương đương nhưng đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch chuyên viên chính và tương đương, chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên;
c. Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.
d. Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính.
đ. Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.
Theo đó, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị đúng không? (Hình từ Internet)
Người tốt nghiệp đại học ở nước ngoài có được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính?
Theo điểm a khoản 4 Điều 5 Quy định về tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2791/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Phó Vụ trưởng
...
4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a. Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao. Đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) có thẩm quyền xác nhận trình độ theo quy định.
...
Theo đó, người được bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao.
Đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận trình độ theo quy định.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực và uy tín?
Theo khoản 4 Điều 3 Quy định về tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2791/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chung
...
4. Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín:
a. Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược, phương pháp làm việc khoa học và kế hoạch; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo. Có khả năng phát hiện những vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ. Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để tham mưu cấp có thẩm quyền cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
b. Có tinh thần đoàn kết, giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp; có khả năng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ, phát huy sức mạnh tập thể, cá nhân, được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
c. Được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm gần nhất tính đến thời điểm xem xét bổ nhiệm.
...
Theo đó, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Tài chính phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về năng lực và uy tín:
- Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược, phương pháp làm việc khoa học và kế hoạch; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo. Có khả năng phát hiện những vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ.
+ Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để tham mưu cấp có thẩm quyền cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Có tinh thần đoàn kết, giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp; có khả năng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ, phát huy sức mạnh tập thể, cá nhân, được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
- Được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm gần nhất tính đến thời điểm xem xét bổ nhiệm.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ Pháp chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?