Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải do đối tượng nào trực tiếp quản lý theo quy định?
- Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải do đối tượng nào trực tiếp quản lý theo quy định?
- Trung tâm Chuyển đổi số có phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam không?
- Ủy ban Dân tộc Việt Nam xác định trách nhiệm đối với tài sản công nghệ thông tin như thế nào?
Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải do đối tượng nào trực tiếp quản lý theo quy định?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 trang thiết bị và hạ tầng công nghệ thông tin:
Trang thiết bị và hạ tầng công nghệ thông tin
...
2. Hệ thống máy chủ
a) Cấu hình máy chủ phải đủ mạnh để đáp ứng công việc. Máy chủ của Ủy ban và các đơn vị trực thuộc chỉ dùng để triển khai các phần mềm hệ thống, cài đặt các phần mềm dùng chung, các cơ sở dữ liệu cần thiết và các phần mềm chống virus, ngoài ra không được cài thêm bất cứ phần mềm nào khác. Hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng hợp lệ cài đặt trên máy chủ phải có bản quyền của nhà cung cấp, không được sử dụng các phần mềm vi phạm bản quyền, phần mềm bẻ khóa.
b) Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc phải độc lập và do Trung tâm Chuyển đổi số trực tiếp quản lý, người không được giao quản lý không được vào phòng máy chủ. Phòng máy chủ phải đảm bảo khô, thoáng, nguồn điện cung cấp ổn định, được trang bị đầy đủ các hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống điều hòa không khí hoạt động liên tục.
Như vậy, phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải độc lập và do Trung tâm Chuyển đổi số trực tiếp quản lý, người không được giao quản lý không được vào phòng máy chủ.
Ngoài ra, phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo khô, thoáng,
- Nguồn điện cung cấp ổn định,
- Được trang bị đầy đủ các hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo tiêu chuẩn kỹ thuật,
- Hệ thống điều hòa không khí hoạt động liên tục.
Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải do đối tượng nào trực tiếp quản lý theo quy định? (Hình từ Internet)
Trung tâm Chuyển đổi số có phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 15 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 về trách nhiệm của Trung tâm Chuyển đổi số:
Trách nhiệm của Trung tâm Chuyển đổi số
1. Chủ trì tham mưu Lãnh đạo Ủy ban về công tác đảm bảo an ninh an toàn thông tin và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Ủy ban trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin tại Ủy ban Dân tộc (gồm các nội dung của Chương II).
2. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan thành lập đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; báo cáo Lãnh đạo Ủy ban về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Ủy ban Dân tộc để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, hội nghị, hội thảo, tập huấn tuyên truyền an ninh, an toàn thông tin trong công tác quản lý nhà nước.
4. Tùy theo mức độ sự cố, phối hợp với các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin và an toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an hướng dẫn xử lý, ứng cứu các sự cố thông tin.
5. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng quy định đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; hướng dẫn nội dung báo cáo định kỳ để các cơ quan, đơn vị thực hiện thống nhất.
6. Trung tâm Chuyển đổi số chủ trì triển khai cơ chế điều phối và phối hợp giữa các đơn vị nhằm đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên Internet.
7. Phối hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhân thức về an toàn an ninh thông tin trên mạng internet.
Như vậy, Trung tâm Chuyển đổi số chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Ủy ban trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cho phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam theo quy định.
Ủy ban Dân tộc Việt Nam xác định trách nhiệm đối với tài sản công nghệ thông tin như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023:
Theo đó, Ủy ban Dân tộc Việt Nam xác định trách nhiệm đối với tài sản công nghệ thông tin như sau:
(1) Thống kê, kiểm kê các loại tài sản công nghệ thông tin tại đơn vị mỗi năm tối thiểu một lần.
Nội dung thống kê tài sản phải bao gồm các thông tin: Loại tài sản, giá trị, mức độ quan trọng, vị trí lắp đặt, thông tin dự phòng, thông tin về bản quyền.
(2) Phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo giá trị, mức độ quan trọng của tài sản công nghệ thông tin để có biện pháp bảo vệ tài sản phù hợp.
Xây dựng và thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng tài sản.
(3) Gắn quyền sử dụng tài sản cho các cá nhân hoặc bộ phận cụ thể.
Người sử dụng tài sản công nghệ thông tin phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng tài sản, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thông tin mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?