Phòng Phóng viên có thể yêu cầu Phòng Thư ký tòa soạn xuất bản các ấn phẩm bản in do mình chuẩn bị không?
Phòng Phóng viên có thể yêu cầu Phòng Thư ký tòa soạn xuất bản các ấn phẩm bản in do mình chuẩn bị không?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về Phòng Thư ký tòa soạn như sau:
Phòng Thư ký tòa soạn
1. Phòng Thư ký toà soạn có chức năng giúp Tổng Biên tập chủ trì biên tập, trình bày, xuất bản các ấn phẩm bản in trên cơ sở nội dung do Phòng Phóng viên, Phòng Thông tin điện tử và Đại diện Tạp chí Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị.
Tham gia viết tin, bài, tổ chức thực hiện chuyên mục, chuyên đề được phân công trên các ấn phẩm của Tạp chí.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Biên tập, sắp xếp tin, bài, ảnh, lên trang để trình bày; sửa lỗi bông các ấn phẩm bản in sau khi được Lãnh đạo Tạp chí phê duyệt;
b) Trình bày, chế bản market quảng cáo trên các ấn phẩm bản in;
c) Thực hiện giám sát in ấn, đảm bảo các ấn phẩm được in đúng theo nội dung, hình thức và tiến độ đã được phê duyệt;
d) Tiếp nhận thư bạn đọc; thông tin đường dây nóng và phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ những vấn đề bạn đọc phản ánh để thông tin trên ấn phẩm bản in và Tạp chí điện tử hoặc trả lời trực tiếp bạn đọc;
đ) Tham mưu giúp Tổng Biên tập việc thành lập Hội đồng Biên tập, giúp cho việc phản biện, nâng cao chất lượng các bài viết nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
...
Theo quy định nêu trên thì Phòng Phóng viên có thể yêu cầu Phòng Thư ký tòa soạn xuất bản các ấn phẩm bản in do mình chuẩn bị.
Phòng Phóng viên có chức năng giúp Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội công việc gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Phòng Phóng viên
1. Phòng Phóng viên có chức năng giúp Tổng Biên tập chủ trì tổ chức nội dung, tham gia biên tập các ấn phẩm bản in và phối hợp thực hiện nội dung Tạp chí điện tử.
...
Theo đó, Phòng Phóng viên có chức năng giúp Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội chủ trì tổ chức nội dung, tham gia biên tập các ấn phẩm bản in và phối hợp thực hiện nội dung Tạp chí điện tử.
Phòng Phóng viên có thể yêu cầu Phòng Thư ký tòa soạn xuất bản các ấn phẩm bản in do mình chuẩn bị không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Phóng viên thuộc Tạp chí Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Phòng Phóng viên
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Tổ chức nội dung: Xây dựng tin, bài, ảnh; phối hợp với Phòng Thông tin điện tử sản xuất các nội dung đa phương tiện, bao gồm: Video clip, infographic;
b) Chủ trì tổ chức mạng lưới cộng tác viên từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc;
c) Đề xuất nhuận bút các ấn phẩm bản in, đề xuất khen thưởng tin, bài có chất lượng; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, người lao động thuộc phòng;
d) Quản lý viên chức, người lao động và tài sản thuộc đơn vị theo quy định;
đ) Phối hợp với các phòng tổ chức khai thác quảng cáo, thông tin tuyên truyền và phát hành Tạp chí;
e) Thực hiện chế độ báo cáo, thông tin, thống kê, văn thư, lưu trữ theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng; thi đua khen thưởng theo chức năng, nhiệm vụ của phòng;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập giao.
Theo quy định nêu trên thì nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Phóng viên thuộc Tạp chí Bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Tổ chức nội dung: Xây dựng tin, bài, ảnh; phối hợp với Phòng Thông tin điện tử sản xuất các nội dung đa phương tiện, bao gồm: Video clip, infographic;
- Chủ trì tổ chức mạng lưới cộng tác viên từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc;
- Đề xuất nhuận bút các ấn phẩm bản in, đề xuất khen thưởng tin, bài có chất lượng; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, người lao động thuộc phòng;
- Quản lý viên chức, người lao động và tài sản thuộc đơn vị theo quy định;
- Phối hợp với các phòng tổ chức khai thác quảng cáo, thông tin tuyên truyền và phát hành Tạp chí;
- Thực hiện chế độ báo cáo, thông tin, thống kê, văn thư, lưu trữ theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng; thi đua khen thưởng theo chức năng, nhiệm vụ của phòng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội giao.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạp chí Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?