Phương án thanh lý tài sản của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam có phải sẽ có Hội đồng thành viên KTV quyết định hay không?
- Đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam là ai?
- Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam có được chủ động thanh lý tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ không?
- Phương án thanh lý tài sản của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam có phải sẽ có Hội đồng thành viên TKV quyết định hay không?
Đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam là ai?
Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 406/QĐ-UBQLV năm 2021 quy định như sau:
Chủ sở hữu
1. Nhà nước là chủ sở hữu của TKV. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với TKV.
2. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ của Cơ quan đại diện chủ sở hữu tại TKV theo thẩm quyền (sau đây viết tắt là Ủy ban).
3. Hội đồng thành viên TKV là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại TKV, được giao thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại TKV theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của TKV và pháp luật có liên quan.
Theo quy định thì chủ sở hữu của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam là Nhà nước.
Đại diện của chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại Tập đoàn là Hội đồng thành viên TVK.
Hội đồng thành viên được giao thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại TKV theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của TKV và pháp luật có liên quan.
Phương án thanh lý tài sản của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam có phải sẽ có Hội đồng thành viên KTV quyết định hay không? (Hình từ Internet)
Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam có được chủ động thanh lý tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 406/QĐ-UBQLV năm 2021 quy định về việc thanh lý tài sản như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản
1. TKV được quyền chủ động thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn. Trường hợp nhượng bán, thanh lý tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ, từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh khi khoản vay còn dư nợ thì phải có ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ (đối với khoản vay lại Chính phủ) hoặc của người cho vay (đối với khoản vay có bảo lãnh Chính phủ) và ý kiến của Bộ Tài chính trước khi nhượng bán, thanh lý.
...
Từ quy định trên thì Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam được chủ động thực hiện thanh lý tài sản đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.
Đối với việc thanh lý tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ thì Tập đoàn cần phải xin ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ (đối với khoản vay lại Chính phủ) và ý kiến của Bộ Tài chính trước khi thannh lý tài sản.
Phương án thanh lý tài sản của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam có phải sẽ có Hội đồng thành viên TKV quyết định hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 406/QĐ-UBQLV năm 2021 quy định về thẩm quyền thanh lý tài sản như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản
...
2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Hội đồng thành viên TKV quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của TKV tại thời điểm gần nhất với thời điểm thanh lý tài sản nhưng không quá mức dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên thi Hội đồng thành viên báo cáo Ủy ban quyết định theo quy định của pháp luật.
b) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của TKV không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, TKV phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Ủy ban trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.
c) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm đầu nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế theo như phương án phê duyệt ban đầu, TKV không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới TKV không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì Hội đồng thành viên phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Ủy ban xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hội đồng thành viên KTV chí có thể quyết định phương án thanh lý tài sản của Tập đoàn đối với tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên:
(1) Bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý.
(2) Hoặc báo cáo tài chính năm của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam.
Thời điểm của báo cáo được tính tại thời điểm gần nhất với thời điểm thanh lý tài sản nhưng không quá mức dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?