Phương pháp phân tích VEN có được áp dụng để phân tích việc sử dụng thuốc trong bệnh viện không? Phương pháp phân tích VEN được hiểu như thế nào?

Phương pháp phân tích VEN có được áp dụng để phân tích việc sử dụng thuốc trong bệnh viện không? Nếu được sử dụng thì Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện tiến hành phân tích VEN theo trình tự như thế nào? Trên đây là câu hỏi của anh Duy Thành đến từ Cà Mau.

Phương pháp phân tích VEN được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2013/TT-BYT giải thích như sau:

Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau:
a) Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
b) Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.
c) Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.
...

Theo đó, phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn.

Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục sau:

- Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

- Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.

- Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.

Phương pháp phân tích VEN

Phương pháp phân tích VEN (Hình từ Internet)

Phương pháp phân tích VEN có được áp dụng để phân tích việc sử dụng thuốc trong bệnh viện không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định như sau:

Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
...
2. Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc:
Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị:
a) Phân tích ABC: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phân tích nhóm điều trị: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phân tích VEN: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Phân tích theo liều xác định trong ngày - DDD: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
....

Theo đó, Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị: Phân tích ABC; Phân tích nhóm điều trị; Phân tích VEN; Phân tích theo liều xác định trong ngày - DDD và giám sát các chỉ số sử dụng thuốc theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 hướng dẫn các chỉ số sử dụng thuốc ban hành kèm theo Thông tư 21/2013/TT-BYT.

Như vậy, phương pháp phân tích VEN được áp dụng để phân tích việc sử dụng thuốc trong bệnh viện.

Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện tiến hành phân tích VEN theo trình tự như thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục 4 các bước phân tích VEN Ban hành kèm theo Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định như sau:

Phụ lục 4
1. Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N
2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội đồng sẽ:
3. Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.
5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.
6. Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N.

Theo đó, từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội đồng sẽ:

- Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.

- Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.

- Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.

- Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng thuốc và điều trị

Mai Hoàng Trúc Linh

Hội đồng thuốc và điều trị
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng thuốc và điều trị có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào