Phương pháp so sánh để định giá dịch vụ khám chữa bệnh được áp dụng khi nào? Thông tin về giá dịch vụ cùng loại có được thu thập từ giá chào mua?
Phương pháp so sánh để định giá dịch vụ khám chữa bệnh được áp dụng khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2024/TT-BYT như sau:
Lựa chọn áp dụng phương pháp định giá
1. Phương pháp chi phí được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi xác định được các yếu tố hình thành giá.
2. Phương pháp so sánh được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi cần định giá thì phải thu thập được ít nhất thông tin của 3 đơn vị thực hiện dịch vụ để so sánh. Việc lựa chọn thu thập các thông tin về dịch vụ so sánh được quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Căn cứ điều kiện thực tiễn, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đơn vị lập phương án giá) quyết định lựa chọn áp dụng một trong hai phương pháp định giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để lập phương án giá.
4. Trường hợp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng được cả hai phương pháp định giá cùng lúc thì Thủ trưởng đơn vị lập phương án giá được ưu tiên lựa chọn phương pháp so sánh khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì phương pháp so sánh được áp dụng để định giá dịch vụ khám chữa bệnh khi cần định giá và phải thu thập được ít nhất thông tin của 3 đơn vị thực hiện dịch vụ để so sánh.
Phương pháp so sánh để định giá dịch vụ khám chữa bệnh được áp dụng khi nào? Thông tin về giá dịch vụ cùng loại có được thu thập từ giá chào mua? (Hình từ Internet)
Thông tin về giá dịch vụ khám chữa bệnh cùng loại để so sánh được thu thập từ giá chào mua trên báo giá của đơn vị cung cấp dịch vụ?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 21/2024/TT-BYT có quy định như sau:
Thu thập thông tin về giá so sánh
1. Đơn vị lập phương án giá thực hiện thu thập thông tin về giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại để so sánh với dịch vụ cần định giá do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác cung cấp và chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của quá trình thu thập thông tin và kết quả thu thập thông tin.
2. Thông tin về giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đã hoặc đang được áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cung cấp thông tin về giá;
b) Được thu thập trong phạm vi 24 tháng tính từ thời điểm xây dựng phương án giá trở về trước của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp không đủ 03 đơn vị cung ứng dịch vụ khác nhau trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì mở rộng việc thu thập thông tin theo tiêu chí từ gần đến xa để lấy đủ 03 đơn vị cung ứng dịch vụ.
3. Thông tin về giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại căn cứ ít nhất một trong các nguồn tài liệu sau đây:
a) Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc thẩm định hoặc công bố hoặc cung cấp;
b) Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định hoặc giá ghi trên hợp đồng cung cấp dịch vụ;
c) Giá kê khai hoặc giá thông báo hoặc giá niêm yết theo quy định; giá do các tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định;
d) Giá do các hội, hiệp hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp;
đ) Giá thu thập được thông qua thông tin đăng tải chính thức trên trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức;
e) Giá do tổ chức, cá nhân khảo sát và thu thập trên thị trường được lập dưới dạng phiếu khảo sát thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư;
g) Giá chào mua, chào bán trên báo giá của đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Báo giá phải được đóng dấu của đơn vị (nếu có) và có đầy đủ thông tin về:
- Tên, địa chỉ;
- Mã số thuế (nếu có);
- Thời điểm cung cấp thông tin;
- Hiệu lực của báo giá, chào giá (nếu có);
h) Giá trong các cơ sở dữ liệu về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giá chào mua trên báo giá của đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa là một trong những nguồn thông tin về giá dịch vụ khám chữa bệnh cùng loại được thu thập.
Theo đó, báo giá phải được đóng dấu của đơn vị (nếu có) và có đầy đủ thông tin về:
- Tên, địa chỉ;
- Mã số thuế (nếu có);
- Thời điểm cung cấp thông tin;
- Hiệu lực của báo giá, chào giá (nếu có);
Nguyên tắc ưu tiên thông tin để đưa vào so sánh giá dịch vụ khám chữa bệnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2024/TT-BYT, trường hợp thu thập được trên 03 thông tin thì được quyết định lựa chọn số thông tin để đưa vào so sánh theo nguyên tắc ưu tiên sau đây:
- Lựa chọn thu thập thông tin tại thời điểm gần nhất với thời điểm lập phương án giá;
- Trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các địa bàn tương đồng về điều kiện kinh tế xã hội.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giá dịch vụ khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?