Phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng cần phải tuân thủ những quy định nào? Thời hạn làm thủ tục đến, đi đối với phương tiện thủy nội địa là bao lâu?
Phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng cần phải tuân thủ những quy định nào?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Nghị định 77/2017/NĐ-CP về tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng như sau:
Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng
1. Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng
a) Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa phải làm thủ tục đến, rời cảng theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng;
b) Phương tiện thủy nội địa phải đăng ký đến, đi và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng.
2. Trong quá trình đi, đến, hoạt động tại cửa khẩu cảng, thuyền trưởng tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa phải cung cấp cho Biên phòng cửa khẩu cảng thông tin về phương tiện, hàng hóa, các thông tin khác có liên quan đến an ninh, trật tự khi có yêu cầu.
...
Theo quy định trên, phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng phải đăng ký đến, đi và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng.
Đồng thời trong quá trình đi, đến, hoạt động tại cửa khẩu cảng, thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa phải cung cấp cho Biên phòng cửa khẩu cảng thông tin về phương tiện, hàng hóa, các thông tin khác có liên quan đến an ninh, trật tự khi có yêu cầu.
Phương tiện thủy nội địa (Hình từ Internet)
Thời hạn làm thủ tục đến, đi đối với phương tiện thủy nội địa là bao lâu?
Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn làm thủ tục, đăng ký đến, đi như sau:
Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng
...
4. Thời hạn làm thủ tục, đăng ký đến, đi
a) Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;
b) Đối với phương tiện thủy nội địa:
Chậm nhất 02 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại cầu cảng; chậm nhất 04 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại các vị trí khác trong vùng nước cảng, thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người được ủy quyền (sau đây viết chung là người đăng ký) phải đăng ký đến cho phương tiện thủy nội địa đến cảng.
Chậm nhất 01 giờ, trước khi phương tiện thủy nội địa dự kiến rời cửa khẩu cảng, người đăng ký phải đăng ký đi cho phương tiện thủy nội địa rời cảng.
Chậm nhất 30 phút, từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ mà người đăng ký nộp và xuất trình theo quy định tại khoản 5 Điều này, Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành đăng ký đến, đi cho phương tiện thủy nội địa và trả lại 01 bản khai các loại giấy tờ có đóng dấu kiểm soát đến, đi mà người đăng ký đã nộp theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
...
Theo đó, thời hạn làm thủ tục đến đối với phương tiện thủy nội địa là chậm nhất 02 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại cầu cảng.
Và chậm nhất 04 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại các vị trí khác trong vùng nước cảng, thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người được ủy quyền (sau đây viết chung là người đăng ký) phải đăng ký đến cho phương tiện thủy nội địa đến cảng.
Đối với thời hạn làm thủ tục đi thì chậm nhất 01 giờ, trước khi phương tiện thủy nội địa dự kiến rời cửa khẩu cảng, người đăng ký phải đăng ký đi cho phương tiện thủy nội địa rời cảng.
Và chậm nhất 30 phút, từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ mà người đăng ký nộp và xuất trình theo quy định thì Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành đăng ký đến, đi cho phương tiện thủy nội địa.
Đồng thời trả lại 01 bản khai các loại giấy tờ có đóng dấu kiểm soát đến, đi mà người đăng ký đã nộp theo quy định.
Người đăng ký phải nộp và xuất trình những loại giấy tờ nào khi làm thủ tục đến, đi cho phương tiện thủy nội địa?
Căn cứ khoản 5 Điều 31 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng như sau:
Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng
...
5. Các loại giấy tờ người làm thủ tục, người đăng ký phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng khi làm thủ tục, đăng ký đến, đi cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa
a) Giấy tờ phải nộp:
Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.
Đối với phương tiện thủy nội địa: 02 bản chính Danh sách thuyền viên, 02 bản chính Danh sách hành khách (nếu có);
b) Giấy tờ phải xuất trình:
Đối với thuyền viên: Sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên.
Đối với hành khách (nếu có): Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
...
Như vậy, khi làm thủ tục đến, đi cho phương tiện thủy nội địa thì người đăng ký phải nộp 02 bản chính Danh sách thuyền viên, 02 bản chính Danh sách hành khách (nếu có).
Và người đăng ký phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
+ Đối với thuyền viên: Sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên.
+ Đối với hành khách (nếu có): Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?