Quân nhân có được nghỉ phép không? Các hình thức xử lý hành vi rời bỏ vị trí, trốn khỏi đơn vị của quân nhân được quy định như thế nào?
Chế độ nghỉ phép đối với quân nhân là hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được quy định như thế nào?
Chế độ nghỉ phép đối với quân nhân là hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 như sau:
Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành."
Như vậy, chế độ nghỉ phép của quân nhân là hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được quy định như trên.
Hành vi rời bỏ vị trí, trốn khỏi đơn vị của quân nhân bị xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Các hình thức xử lý hành vi rời bỏ vị trí, trốn khỏi đơn vị của quân nhân được quy định như thế nào?
Việc quân nhân tự ý rời bỏ vị trí, trốn khỏi đơn vị sẽ bị xử lý theo những hình thức như sau, cụ thể:
Căn cứ Điều 19 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định xử lý trường hợp vắng mặt trái phép:
Vắng mặt trái phép
1. Vắng mặt ở đơn vị dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Như vậy, hành vi vắng mặt trái phép là hành vi vắng mặt ở đơn vị dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Hành vi đào ngũ là gì? Mức phạt dành cho quân nhân có hành vi đào ngũ ra sao?
Hiện nay trong thời bình thì cụm từ “đào ngũ” cũng được sử dụng để chỉ những đối tượng rời bỏ đơn vị hoặc không trở lại đơn vị quân đội mà mình đang được phân công đào tạo, rèn luyện với mục đích trốn tránh nghĩa vụ.
Căn cứ Điều 20 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định xử lý trường hợp đào ngũ như sau:
Đào ngũ
1. Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
a) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
b) Khi đang làm nhiệm vụ;
c) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
d) Lôi kéo người khác tham gia."
Ngoài ra hành vi trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu việc rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng trở lên căn cứ theo Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015:
Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng."
Như vậy việc xác định được trách nhiệm đối với quân nhân tự ý rời bỏ vị trí, trốn khỏi đơn vị hoặc đào ngũ thì cần căn cứ hành vi, thời gian thực hiện hành vi và mức độ nghiêm trọng cụ thể mà xem xét xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định nêu trên.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quân nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?