Quản tài viên là gì? Điều kiện trở thành quản tài viên là gì? Quyền và nghĩa vụ của quản tài viên quy định ra sao?
Quản tài viên là gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Phá sản 2014, quản tài viên được định nghĩa như sau:
“7. Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.”
>>Xem thêm: Các quy định hiện hành về Quản tài viên Tải
Điều kiện trở thành quản tài viên là gì?
Điều kiện trở thành quản tài viên là gì?
Theo khoản 2 Điều 12 Luật Phá sản 2014 quy định về điều kiện hành nghề quản tài viên như sau:
“2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.”
Theo đó, để được hành nghề quản tài viên trước tiên bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề quản tài viên và đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Tại khoản 1 Điều 12 Luật Phá sản 2014 quy định về những người được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên như sau:
“1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.”
Đối chiếu quy định trên, như vậy, bạn được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên vì bạn đã có kinh nghiệm 06 năm kinh nghiệm làm việc về trình độ cử nhân luật đã đủ điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Luật Phá sản 2014. Sau khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên bạn mới thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề quản tài viên.
Hồ sơ đăng ký hành nghề quản tài viên theo quy pháp luật gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân như sau:
“2. Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân theo mẫu TP-QTV-04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này để đối chiếu.
Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của quản tài viên
Căn cứ Điều 16 Luật Phá sản 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, cụ thể như sau:
- Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
+ Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
+ Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
+ Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
+ Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
+ Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
+ Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
+ Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
+ Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
- Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
- Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
+ Thu thập tài liệu, chứng cứ;
+ Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên mới nhất: Tại Đây
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản tài viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?