Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội theo quy định pháp luật có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội theo quy định pháp luật có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Quảng cáo thuốc lá xuyên biên giới có phải là hành vi bị cấm trong hợp tác quốc tế về phòng chống tác hại của thuốc lá không?
- Cá nhân có hành vi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội theo quy định pháp luật có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
...
Theo quy định trên thì quảng cáo thuốc lá là hành vi bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức.
Do đó, quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội là hành vi bị nghiêm cấm.
Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội theo quy định pháp luật có phải là hành vi bị nghiêm cấm không? (Hình từ Internet)
Quảng cáo thuốc lá xuyên biên giới có phải là hành vi bị cấm trong hợp tác quốc tế về phòng chống tác hại của thuốc lá không?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về hợp tác quốc tế trong phòng chống tác hại của thuốc lá như sau:
Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;
c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Như vậy, theo quy định trên thì quảng cáo thuốc lá xuyên biên giới là hành vi bị cấm trong nội dung trong hợp tác quốc tế về phòng chống tác hại của thuốc lá.
Cá nhân có hành vi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 29 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định khác về phòng chống tác hại của thuốc lá như sau:
Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của sản phẩm thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;
b) Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;
c) Để cho tổ chức, cá nhân tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng tại cơ sở thuộc quyền quản lý, điều hành;
d) Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
đ) Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
e) Sử dụng kinh phí hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá không đúng quy định của pháp luật;
g) Doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, thông báo về việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
b) Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân có hành vi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quảng cáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?