Quảng cáo vú ngậm nhân tạo có vi phạm pháp luật không? Quảng cáo vú ngậm nhân tạo thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Quảng cáo vú ngậm nhân tạo có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, có quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
…
Theo tại khoản 4 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012, có quy định về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi quảng cáo vú ngậm nhân tạo là vi phạm do sản phẩm này cấm quảng cáo.
Quảng cáo vú ngậm nhân tạo (Hình từ Internet)
Quảng cáo vú ngậm nhân tạo thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
c) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;
d) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
…
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì quảng cáo vú ngậm nhân tạo bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt trên xử phạt đối với trường hợp cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ gấp đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 38, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Ngoài ra, còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi trên.
Quảng cáo vú ngậm nhân tạo thì Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt không?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
…
6. Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
…
Đồng thời tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Quản lý thị trường như sau:
Thẩm quyền của Quản lý thị trường
…
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
Cũng theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên thì Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt phạt tiền đến 100.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 200.000.000 đồng (đối với tổ chức) trong lĩnh vực quảng cáo.
Hành vi vi phạm về việc quảng cáo vú ngậm nhân tạo thuộc hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo mức phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và 140.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Cho nên Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt việc quảng cáo vú ngậm nhân tạo với cả cả nhân và tổ chức vi phạm theo như các quy định trên.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quảng cáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?