Quầy thuốc kinh doanh thuốc hiện không còn thuộc danh mục thuốc không kê đơn thì phải xử lý như thế nào?
Quầy thuốc được quyền bán thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Luật Dược 2016 có quy định về các quyền của cơ sở bán lẻ là quầy thuốc như sau:
"Điều 48. Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là quầy thuốc
1. Cơ sở bán lẻ là quầy thuốc có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 42 của Luật này;
b) Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và Điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó."
Theo đó, có thể thấy một trong những quyền của quầy thuốc đó là mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin. Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
[...]"
Do đó, theo thông tin bạn cung cấp, việc quầy thuốc của bạn kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và tiến hành bán thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn được xem là hợp pháp.
Quầy thuốc có trách nhiệm gì khi bán thuốc không kê đơn?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật Dược 2016, trách nhiệm của quầy thuốc khi bán thuốc không kê đơn nói riêng và thực hiện các hoạt động kinh doanh nói chung được quy định như sau:
"Điều 48. Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là quầy thuốc
[...]
2. Cơ sở bán lẻ là quầy thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu."
Quầy thuốc kinh doanh thuốc hiện không còn thuộc danh mục thuốc không kê đơn thì phải xử lý như thế nào?
Quầy thuốc kinh doanh thuốc hiện không còn thuộc danh mục thuốc không kê đơn thì phải xử lý như thế nào? (Hình từ internet)
Tại Điều 6 Thông tư 07/2017/TT-BYT có quy định như sau:
"Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các thuốc trong Danh mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư này được phép cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc, trừ trường hợp thuốc đang được phân loại là thuốc kê đơn trên nhãn (bao gồm cả tờ hướng dẫn sử dụng thuốc) thì phải cấp phát, bán lẻ và sử dụng theo đơn thuốc.
2. Đối với các thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện như sau:
a) Đối với các thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn theo quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-BYT nhưng không thuộc Danh mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư này, các cơ sở đứng tên trên giấy đăng ký lưu hành thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc phải phân loại, cập nhật, bổ sung các thông tin liên quan đến việc phân loại thuốc theo quy định của Thông tư này trên nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo lộ trình quy định tại Thông tư quy định về ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trước khi đưa thuốc ra lưu thông trên thị trường.
b) Đối với các thuốc không thuộc Danh mục thuốc không kê đơn theo quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-BYT nhưng thuộc Danh mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư này, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, khuyến khích cơ sở đứng tên trên giấy đăng ký lưu hành thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc phân loại, cập nhật, bổ sung các thông tin liên quan đến việc phân loại thuốc theo quy định của Thông tư này trên nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi đưa thuốc ra lưu thông trên thị trường; hoặc các cơ sở được phép sản xuất nhập khẩu các thuốc có thông tin liên quan đến phân loại thuốc trên nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng như đã được phê duyệt để lưu hành đến hết hạn dùng của thuốc.
[...]"
Do đó, quầy thuốc kinh doanh thuốc hiện không còn thuộc danh mục thuốc không kê đơn sẽ đối chiếu với quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2017/TT-BYT, các cơ sở đứng tên trên giấy đăng ký lưu hành thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc phải phân loại, cập nhật, bổ sung các thông tin liên quan đến việc phân loại thuốc theo quy định trên nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo lộ trình quy định tại Thông tư quy định về ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trước khi đưa thuốc ra lưu thông trên thị trường.
Ngoài ra, thành phần hoạt chất là Acid boric đơn thành phần hoặc phối hợp thuộc Danh mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT.
Vì vậy, việc quầy thuốc của bạn trước đây bán thuốc tra mắt, thành phần hoạt chất là Acid boric đơn thành phần hoặc phối hợp thì vẫn được xem là hợp pháp vì thuốc này thuộc danh mục thuốc không kê đơn.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quầy thuốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?