Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng là gì? Quy định chi tiết về sản xuất, buôn bán giống cây trồng

Sắp tới, tôi chuẩn bị thực hiện sản xuất, buôn bán giống cây trồng. Vậy pháp luật có những quy định chi tiết về sản xuất, buôn bán giống cây trồng không? Căn cứ tại văn bản nào. Mong được hỗ trợ.

Giống cây trồng là gì?

Theo khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định:

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng là gì?

Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng là gì?

Căn cứ theo Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ như sau:

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Quy định đặt tên giống cây trồng như thế nào?

Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định tên của giống cây trồng như sau:

“1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.
2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.
3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.”

Quy định về điều kiện sản xuất, buôn bán giống cây trồng

Theo Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện sản xuất và buôn bán giống cây trồng như sau:

- Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 Luật Trồng trọt 2018 như sau:

+ Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng;

+ Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.

+ Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.

- Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền đối với giống cây trồng

Nguyễn Anh Hương Thảo

Quyền đối với giống cây trồng
Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền đối với giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền đối với giống cây trồng Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ gồm những gì theo Nghị định 79?
Pháp luật
Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng ra sao?
Pháp luật
Kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng có giá trị trong nhiêu bao lâu?
Pháp luật
Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng tại Nghị định 62/2023/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quy định về xuất nhập khẩu giống cây trồng? Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu giống cây trồng?
Pháp luật
Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng là gì? Quy định chi tiết về sản xuất, buôn bán giống cây trồng
Pháp luật
Công chức nhà nước có được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng không? Trường hợp nào Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng bị thu hồi?
Pháp luật
Xác định tỷ lệ quyền đăng ký đối với giống cây trồng có phần đóng góp của ngân sách nhà nước như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào