Người chấp hành án phạt quản chế có được đi khỏi nơi quản chế hay không? Người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ sẽ bị xử lý như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế
Căn cứ Điều 114 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế như sau:
“1. Người chấp hành án có các quyền sau đây:
a) Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế;
b) Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án không được làm theo quy định của pháp luật; được hưởng thành quả lao động do mình làm ra;
c) Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;
d) Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại Điều 117 của Luật này.
2. Người chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu sự kiểm soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
b) Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;
c) Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội;
đ) Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Theo đó, người chấp hành án phạt quản chế có các quyền:
- Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế;
- Lựa chọn việc làm thích hợp, được hưởng thành quả lao động do mình làm ra;
- Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;
- Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại;
Người chấp hành án phạt quản chế có các nghĩa vụ:
- Chịu sự kiểm soát, giáo dục của cơ quan có thẩm quyền, không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
- Trình diện và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng;
- Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội;
- Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Người chấp hành án phạt quản chế có được đi khỏi nơi quản chế hay không?
Căn cứ khoản 1, Điều 115 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau về việc quản chế như sau:
“1. Trường hợp có lý do chính đáng, người chấp hành án có thể được cấp giấy phép đi khỏi nơi quản chế. Thẩm quyền cấp giấy phép như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp huyện nơi quản chế;
b) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế;
c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế.”
Theo đó, người chấp hành án phạt quản chế có thể được cấp giấy phép đi khỏi nơi quản chế nếu có lý do chính đáng.
Phạt quản chế
Người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 116 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về xử phạt người đi khỏi nơi quản chế như sau:
“1. Trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này thì Công an cấp xã lập biên bản vi phạm nghĩa vụ, lưu hồ sơ thi hành án.
2. Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế.
Người chấp hành án phạt quản chế vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Theo đó, người chấp hành án phạt quản chế nếu vi phạm nghĩa vụ của mình sẽ bị Công an cấp xã lập biên bản vi phạm nghĩa vụ, lưu hồ sơ thi hành án. Ngoài ra nếu người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành án phạt quản chế. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trịnh Công Minh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Án phạt quản chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?