Quy luật cạnh tranh là gì? Nội dung quy luật cạnh tranh bao gồm những gì? Những hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh là gì?
Quy luật cạnh tranh là gì? Nội dung quy luật cạnh tranh bao gồm những gì?
Quy luật cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Ví dụ: người sản xuất thì muốn bán được hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được hàng hóa với giá rẻ; hoặc giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng để mua được hàng hóa với giá rẻ hơn, chất lượng hơn,...
Nội dung của quy luật cạnh tranh là:
- Trong nền sản xuất hàng hóa, sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan, là yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hóa.
- Quy luật cạnh tranh xuất phát từ bản chất của nền sản xuất hàng hóa, của quy luật giá trị.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Quy luật cạnh tranh là gì? Nội dung quy luật cạnh tranh bao gồm những gì? Tác động của quy luật cạnh tranh là gì? (hình từ internet)
Tác động của quy luật cạnh tranh là gì? Những hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh là gì?
Mặt tích cực, cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Buộc người sản xuất phải thường xuyên năng động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao tay nghề, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Mặt tiêu cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực, thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như dùng những thủ đoạn vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích nhất cho mình, gây tổn hại đến lợi ích của tập thể, xã hội, cộng đồng như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp bản quyền, tung tin phá hoại uy tín đối thủ, hoặc cạnh tranh làm tăng sự phân hóa giàu nghèo hoặc tổn hại đối với môi trường sinh thái ...
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh bao gồm:
- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
+ Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
- Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Việc áp dụng pháp luật về cạnh tranh được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
Áp dụng pháp luật về cạnh tranh
1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
Như vậy, quy định về áp dụng pháp luật về cạnh tranh như sau:
- Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.
- Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luật cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?