Quy mô hộ gia đình nuôi heo rừng được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo rừng phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Quy mô hộ gia đình nuôi heo rừng được quy định như thế nào?
Quy mô hộ gia đình nuôi heo rừng được quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 thì chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.
Theo đó tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP như sau:
Quy mô chăn nuôi
...
2. Quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quy mô hộ gia đình nuôi heo rừng là dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Quy mô hộ gia đình nuôi heo rừng được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo rừng phải đáp ứng các yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Hộ gia đình nuôi heo rừng phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Hộ gia đình nuôi heo rừng phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 12 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP như sau:
Quy mô chăn nuôi
…
3. Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định này;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ theo các chỉ tiêu quy định tại Bảng nội dung đánh giá điều kiện chăn nuôi kèm theo Mẫu số 04.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Tần suất kiểm tra định kỳ là 03 năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc khi có tố cáo, khiếu nại về chất lượng sản phẩm chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.
c) Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
…
Tại Điều 56 và khoản 2 Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 thì hộ gia đình nuôi heo rừng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
- Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong hộ gia đình chăn nuôi heo rừng được xử lý như thế nào?
Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong hộ gia đình chăn nuôi heo rừng được xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT như sau:
Xử lý chất thải chăn nuôi
1. Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ
a) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành;
c) Việc vận chuyển chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử lý ra khỏi cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong hộ gia đình chăn nuôi heo rừng được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chăn nuôi nông hộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?