Quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp thực hiện như thế nào? Hồ sơ giám định được niêm phong thì khi mở có phải lập biên bản hay không?
Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 09/2023/TT-BTP như sau:
Quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp
1. Việc giám định theo trưng cầu, yêu cầu trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy trình như sau:
a) Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định;
b) Chuẩn bị giám định;
c) Thực hiện giám định;
d) Kết luận giám định;
đ) Trả kết luận giám định;
e) Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định;
2. Ban hành kèm theo Thông tư này sơ đồ quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp (Phụ lục I).
Như vậy, việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy trình như sau:
- Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định;
- Chuẩn bị giám định;
- Thực hiện giám định;
- Kết luận giám định;
- Trả kết luận giám định;
- Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định.
Quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp thực hiện như thế nào? Hồ sơ giám định được niêm phong thì khi mở có phải lập biên bản hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ giám định được niêm phong thì khi mở có phải lập biên bản hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 09/2023/TT-BTP như sau:
Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phối hợp với người trưng cầu, yêu cầu giám định để giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có).
2. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính (có ký giao nhận hoặc phiếu gửi) và phải lập thành biên bản theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này.
3. Trường hợp hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra kỹ niêm phong và lập biên bản mở niêm phong theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp có quyền từ chối nhận nếu phát hiện niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu bị thay đổi.
Theo đó, trường hợp hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan được niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra kỹ niêm phong và lập biên bản mở niêm phong.
Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp có quyền từ chối nhận nếu phát hiện niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu bị thay đổi.
Như vậy, hồ sơ giám định được niêm phong khi mở phải tiến hành lập biên bản mở niêm phong.
Lưu ý, cũng phải lập thành biên bản đối với việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính có ký giao nhận hoặc phiếu gửi.
Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp có bao gồm biên bản mở niêm phong hồ sơ giám định hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư 09/2023/TT-BTP như sau:
Lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp thuộc nhóm Hồ sơ giải quyết các vụ việc trong hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ và quy định của cơ quan, đơn vị thực hiện giám định.
2. Người thực hiện giám định có trách nhiệm lập hồ sơ giám định bao gồm các tài liệu chính sau đây:
a) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
b) Văn bản phân công, cử người thực hiện giám định tư pháp hoặc Quyết định thành lập Tổ giám định hoặc Quyết định thành lập Hội đồng giám định;
c) Biên bản giao, nhận hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định; biên bản mở niêm phong hồ sơ, tài liệu, đồ vật;
d) Đề cương giám định (nếu có);
đ) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
e) Kết luận giám định trước đó hoặc ý kiến, kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện (nếu có); Bản ảnh giám định (nếu có);
g) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc sử dụng dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
h) Bản kết luận giám định tư pháp;
i) Biên bản giao nhận kết luận giám định; giao trả đối tượng giám định (nếu có);
k) Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có).
...
Như vậy, biên bản mở niêm phong hồ sơ giám định là một trong những tài liệu chính trong hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?