Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn?
- Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn?
- Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu bằng đường lan truyền đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được bắt đầu từ những tình huống nào?
- Có bao nhiêu biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại đố với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam?
Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về yêu cầu chung như sau:
Yêu cầu chung
1. Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ xem xét và quyết định việc thực hiện phân tích nguy cơ trở thành cỏ dại trước khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại theo Thông tư này;
2. Phân tích nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đối với sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật nhập khẩu vào Việt Nam thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Quy trình Phân tích nguy cơ dịch hại phải bao gồm ba giai đoạn
a) Khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại;
b) Đánh giá nguy cơ dịch hại;
c) Quản lý nguy cơ dịch hại.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm 03 giai đoạn: khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại; đánh giá nguy cơ dịch hại; quản lý nguy cơ dịch hại.
Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn? (Hình từ Internet)
Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu bằng đường lan truyền đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được bắt đầu từ những tình huống nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về giai đoạn khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại như sau:
Giai đoạn khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại
...
2. Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu bằng đường lan truyền
Yêu cầu đối với phân tích nguy cơ dịch hại mới hoặc sửa đổi bắt đầu từ những tình huống sau:
a) Một loại hàng hóa mới hoặc loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ mới dự kiến xuất khẩu vào Việt Nam;
b) Loài thực vật mới chưa có ở Việt Nam được nhập khẩu với mục đích nghiên cứu khoa học và chọn giống;
c) Đường lan truyền khác: lan rộng tự nhiên, bao bì đóng gói, bưu phẩm, chất thải, hành lý của hành khách,...;
d) Có sự thay đổi quy định về kiểm dịch thực vật hoặc các yêu cầu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
đ) Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới hoặc thông tin mới cần xem xét.
…
Như vậy, theo quy định trên thì phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu bằng đường lan truyền đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được bắt đầu từ những tình huống sau:
- Một loại hàng hóa mới hoặc loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ mới dự kiến xuất khẩu vào Việt Nam;
- Loài thực vật mới chưa có ở Việt Nam được nhập khẩu với mục đích nghiên cứu khoa học và chọn giống;
- Đường lan truyền khác: lan rộng tự nhiên, bao bì đóng gói, bưu phẩm, chất thải, hành lý của hành khách,...;
- Có sự thay đổi quy định về kiểm dịch thực vật hoặc các yêu cầu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
- Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới hoặc thông tin mới cần xem xét.
Có bao nhiêu biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại đố với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về quản lý nguy cơ dịch hại như sau:
Quản lý nguy cơ dịch hại
...
2. Các biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại gồm:
a) Cấm nhập khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ từ những quốc gia hoặc vùng cụ thể;
b) Yêu cầu phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
c) Kiểm tra tại nước xuất khẩu;
d) Yêu cầu các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu;
đ) Yêu cầu vật thể phải phân tích nguy cơ được sản xuất tại vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
e) Kiểm tra, xử lý tại cửa khẩu;
g) Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu;
h) Các biện pháp khác.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm:
- Cấm nhập khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ từ những quốc gia hoặc vùng cụ thể;
- Yêu cầu phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
- Kiểm tra tại nước xuất khẩu;
- Yêu cầu các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu;
- Yêu cầu vật thể phải phân tích nguy cơ được sản xuất tại vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
- Kiểm tra, xử lý tại cửa khẩu;
- Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu;
- Các biện pháp khác.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm dịch thực vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?