Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm gồm những công đoạn nào? Trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm là gì?
Có những loại sản phẩm phần mềm nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP, có những loại sản phẩm phần mềm sau:
+ Phần mềm hệ thống.
+ Phần mềm ứng dụng.
+ Phần mềm tiện ích.
+ Phần mềm công cụ.
+ Các phần mềm khác.
Sản phẩm phần mềm (Hình từ Internet)
Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm gồm những công đoạn nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT thì quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm gồm những công đoạn sau:
(1) Xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như:
+ Đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm.
+ Mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm.
+ Đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm.
+ Phân tích nghiệp vụ.
+ Xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm.
+ Tư vấn điều chỉnh quy trình.
+ Thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm.
(2) Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết); thiết lập bài toán phát triển; các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc của phần mềm, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.
(3) Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
(4) Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; kiểm thử bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.
(5) Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả sản phẩm phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt (trong trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói), tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm phần mềm (cho người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); đóng gói sản phẩm phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
(6) Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như:
+ Chuyển giao (trọn gói sản phẩm hoặc quyền sử dụng sản phẩm dưới dạng cho thuê).
+ Hướng dẫn cài đặt sản phẩm phần mềm (trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói).
+ Triển khai cài đặt sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng trong trường hợp chuyển giao trọn gói hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ trong trường hợp cho thuê sản phẩm phần mềm).
+ Đào tạo, hướng dẫn (người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ).
+ Kiểm tra sản phẩm phần mềm sau khi bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ.
+ Sửa lỗi sản phẩm phần mềm sau bàn giao hoặc sản phẩm phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ.
+ Hỗ trợ sau bàn giao trong quá trình cho thuê dịch vụ.
+ Bảo hành sản phẩm sau bàn giao hoặc trong quá trình cho thuê dịch vụ.
+ Bảo trì sản phẩm phần mềm (trên hệ thống của khách hàng hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ).
(7) Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như bán, cho thuê, phân phối, phát hành sản phẩm phần mềm tự sản xuất.
Trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT, doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm có những trách nhiệm sau:
+ Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đề xuất ưu đãi thuế cho hoạt động sản xuất phần mềm và tự xác định hoạt động sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình.
+ Gửi, cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, mức thuế được khấu trừ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để tổng hợp.
+ Đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm phần mềm của mình không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản phẩm phần mềm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?
- Đất công trình thủy lợi là đất gì? Đất công trình thủy lợi được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh thì có thu tiền sử dụng đất không?
- Định danh tài khoản mạng xã hội là gì? Mạng xã hội cung cấp cho cộng đồng người sử dụng các dịch vụ gì?
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?