Quy trình tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân trong hoạt động tư pháp thực hiện ra sao?
Viện trưởng VKSND tối cao vừa ký ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Xem chi tiết toàn văn Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 TẢI VỀ
Khái niệm khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là gì?
Tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 2 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 đã quy định khái niệm:
- Hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án, xem xét quyết
- Khiếu nại trong hoạt động tư pháp là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tố cáo trong hoạt động tư pháp là việc cá nhân, theo thủ tục do luật quy định, báo cho cơ quan, người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Quy trình tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân trong hoạt động tư pháp từ 22/6/2023 thực hiện ra sao?(Hình internet)
Quy trình tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân trong hoạt động tư pháp thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 4 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân
- Bước 1: Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
+ Tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.
- Bước 2: Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân, gồm:
+ Số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ của người được tiếp, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có);
+ Yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
+ Lưu ý:
++ Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ;
++ Trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
- Bước 3: Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người gửi đơn viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
- Bước 4: Việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp nhận qua tiếp công dân được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật Tiếp công dân 2013 và Điều 9 Quy chế này.
Nhiệm vụ tiếp công dân và sự phối hợp của các đơn vị nghiệp vụ kiểm sát được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định Nhiệm vụ tiếp công dân và sự phối hợp của các đơn vị
- Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên.
- Nhiệm vụ của các đơn vị nghiệp vụ:
+ Khi được Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thông báo việc tiếp công dân, các đơn vị nghiệp vụ phải cử ngay người có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định; trường hợp vì lý do khách quan mà chưa tiếp được thì phải hẹn ngày tiếp và thông báo cho Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp biết.
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu xét thấy cần phải tiếp công dân thì đơn vị có trách nhiệm làm giấy mời công dân và thông báo cho Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp biết.
+ Trực tiếp thông báo kết quả xử lý đơn thuộc trách nhiệm của đơn vị mình khi có yêu cầu của công dân tại nơi tiếp công dân.
- Các đơn vị nghiệp vụ có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân.
+ Khi nhận được yêu cầu của lãnh đạo Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan có nhiệm vụ:
++ Cử người có trách nhiệm hoặc trực tiếp tiếp công dân.
++ Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
++ Giải quyết hoặc chỉ đạo việc giải quyết vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiếp công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?