Quy trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam thế nào? Thể thức bay chặn, bay kèm tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam?

Quy trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam thế nào? Thể thức bay chặn, bay kèm tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam? Việc trao đổi thông tin giữa các lực lượng trong quá trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bảo đảm nguyên tắc gì?

Thể thức bay chặn, bay kèm tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 139/2024/NĐ-CP thì tàu bay bay chặn, bay kèm tiếp cận tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam thực hiện theo phương thức sau:

(1) Tàu bay bay chặn, bay kèm tiếp cận tàu bay vi phạm từ phía sau bên trái hoặc bên phải phù hợp với điều kiện cơ động, quan sát;

Sau đó thiết lập tốc độ và khoảng cách phù hợp bảo đảm an toàn, phát ra các ký, tín hiệu và hành động; đồng thời bảo đảm cho phi công (tổ bay) của tàu bay vi phạm có thể tiếp nhận các ký, tín hiệu và hành động từ tàu bay bay chặn, bay kèm.

(2) Sau khi tàu bay vi phạm nhận được thông tin cần thiết và chấm dứt vi phạm, tàu bay bay chặn, bay kèm thoát ly khỏi khu vực.

Quy trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam thế nào? Thể thức bay chặn, bay kèm tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam?

Quy trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam thế nào? Thể thức bay chặn, bay kèm tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam? (Hình từ Internet)

Quy trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 139/2024/NĐ-CP thì quy trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam như sau:

(1) Cơ quan quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam

- Kịp thời báo cáo người chỉ huy cấp mình, sở chỉ huy cấp trên và thông báo cho các đơn vị quản lý bay hàng không dân dụng và các cơ quan, đơn vị hiệp đồng liên quan;

- Khi có lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lực lượng Không quân thực hiện bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Điều 6 Nghị định 139/2024/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 139/2024/NĐ-CP;

- Trường hợp tiếp nhận thông tin tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam từ Quân chủng Hải quân, các Quân khu hoặc các cơ sở quản lý không lưu hàng không dân dụng phải tiến hành xác minh thông tin trước khi triển khai các bước xử lý nêu trên.

(2) Cơ sở điều hành bay hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay có tàu bay vi phạm hạ cánh

Trường hợp triển khai bay chặn, bay kèm, bay ép đối với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại sân bay chỉ định, cơ sở điều hành bay hàng không dân dụng thực hiện nhiệm vụ sau:

- Hiệp đồng, phối hợp với đơn vị quân đội liên quan trong quá trình thực hiện bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay;

- Thiết lập liên lạc với đơn vị chỉ huy bay chặn, bay kèm, bay ép; tiếp tục duy trì liên lạc hai chiều với tàu bay bay chặn, bay kèm, bay ép và cung cấp cho tàu bay này những thông tin đã biết liên quan đến tàu bay vi phạm;

- Thông báo cho cơ sở điều hành bay kế cận nếu tàu bay vi phạm bay vào khu vực trách nhiệm của cơ sở điều hành bay này;

- Sau khi tàu bay vi phạm hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không, sân bay chỉ định. Cơ sở điều hành bay hướng dẫn tàu bay vi phạm lăn vào vị trí đỗ.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 139/2024/NĐ-CP thì lực lượng xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam, bị bay ép hạ cánh bao gồm:

- Lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng.

- Lực lượng phối hợp, hiệp đồng thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan.

- Lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Việc trao đổi thông tin giữa các lực lượng trong quá trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bảo đảm nguyên tắc gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 139/2024/NĐ-CP về nguyên tắc phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay như sau:

Phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
1. Nguyên tắc phối hợp, hiệp đồng
a) Tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Phù hợp với chính sách, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Chủ động, tích cực, có đối sách phù hợp với từng vụ vi phạm;
d) Thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Trao đổi thông tin giữa các lực lượng trong quá trình xử lý tàu bay vi phạm bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
...

Theo đó, việc trao đổi thông tin giữa các lực lượng trong quá trình xử lý tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Lưu ý: Nghị định 139/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 09/12/2024.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam

Trịnh Lê Vy

Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào