Quyền bầu cử trong Đảng được quy định như thế nào? Quy định về bầu cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?
Nguyên tắc và hình thức bầu cử trong Đảng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 quy định về nguyên tắc bầu cử như sau:
Nguyên tắc bầu cử
Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định.
Căn cứ Điều 3 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 quy định về hình thức bầu cử như sau:
Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Theo đó, bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định.
Hình thức bầu cử trong Đảng được thực hiện theo hai hình thức là bỏ phiếu kín và biểu quyết giơ tay theo quy định tại Điều 3 nêu trên.
Bầu cử trong Đảng (Hình từ Internet)
Quyền bầu cử trong Đảng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 quy định về quyền bầu cử như sau:
Quyền bầu cử
1- Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.
Theo đó, chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Và ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.
Quy định về bầu cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?
Căn cứ Điều 26 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 quy định về bầu Tổng Bí thư như sau:
Bầu Tổng Bí thư
1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.
2- Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Theo đó, việc bầu cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện theo quy trình được quy định tại Điều 26 nêu trên.
Quy định về bầu cử Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam?
Căn cứ Điều 27 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 quy định về bầu Ban Bí thư như sau:
Bầu Ban Bí thư
1- Đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Ban Bí thư cần bầu.
2- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Ban Bí thư.
3- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Ban Bí thư.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Họp tổ để thảo luận.
6- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Ban Bí thư.
8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Theo đó, việc bầu cử Ban Bí thư được thực hiện theo quy trình được quy định tại Điều 27 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
- Điều 27 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW năm 2014
- Điều 26 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW năm 2014
- Điều 15 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW năm 2014
- Điều 3 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW năm 2014
- Điều 2 Quy chế Bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW năm 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy chế bầu cử trong Đảng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?