Quyền nuôi con của người mẹ khi chưa có quyết định ly hôn được quy định như thế nào? Con 14 tháng tuổi sau ly hôn ai sẽ là người trực tiếp nuôi con?
- Quyền nuôi con của người mẹ khi chưa có quyết định ly hôn được quy định như thế nào?
- Con 14 tháng tuổi sau ly hôn ai sẽ là người trực tiếp nuôi con?
- Nghĩa vụ, quyền của cha không trực tiếp nuôi con 14 tháng tuổi sau khi ly hôn được quy định ra sao?
- Nghĩa vụ, quyền của mẹ trực tiếp nuôi con 14 tháng tuổi đối với cha không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định thế nào?
Quyền nuôi con của người mẹ khi chưa có quyết định ly hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ."
Theo thông tin chị cung cấp thì hiện tại giữa bạn và chồng bạn chưa có quyết định của Tòa án về vấn đề ly hôn và con chung.
Trường hợp này không thể xác định trường hợp này chị có được "mang con" đi hay không.
Như vậy, nếu mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng thì chị có thể nhờ gia đình, hội phụ nữ hoặc chính quyền địa phương can thiệp, hòa giải.
Ngoài ra, không có cơ quan nào có thể buộc chồng bạn phải giao con cho bạn khi hai bên chưa làm thủ tục đề nghị Tòa án ly hôn và giải quyết vấn đề con chung.
Nếu chính quyền địa phương không giải quyết được thì mình làm đơn yêu cầu ly hôn lên Tòa án để được giải quyết.
Con 14 tháng tuổi sau ly hôn ai sẽ là người trực tiếp nuôi con?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Như vậy, trường hợp của bạn có con 14 tuổi sau ly hôn về nguyên tắc là sẽ do bạn trực tiếp nuôi dưỡng con.
Trừ trường hợp người bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc vợ chồng bạn có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Nuôi con 14 tháng tuổi
Nghĩa vụ, quyền của cha không trực tiếp nuôi con 14 tháng tuổi sau khi ly hôn được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Theo đó, nghĩa vụ, quyền của cha không trực tiếp nuôi con 14 tháng tuổi sau khi ly hôn được quy định như trên.
Nghĩa vụ, quyền của mẹ trực tiếp nuôi con 14 tháng tuổi đối với cha không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."
Theo đó, nghĩa vụ và quyền của mẹ trực tiếp nuôi con 14 tháng tuổi đối với cha không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nuôi con có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?