Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng trong những trường hợp nào?
- Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng trong những trường hợp nào?
- Thời hạn thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải là bao nhiêu ngày?
- Thời hạn chấp nhận việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải của người bảo hiểm là bao lâu?
Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 329 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm như sau:
Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm
1. Người được bảo hiểm có quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm và chuyển cho người bảo hiểm quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến đối tượng bảo hiểm để nhận tiền bồi thường tổn thất toàn bộ, nếu đối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ là không thể tránh khỏi hoặc việc ngăn ngừa tổn thất đó gây ra chi phí quá cao so với giá trị của đối tượng bảo hiểm.
2. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm có thể được áp dụng trong trường hợp tàu biển bị chìm đắm, bị cưỡng đoạt, bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi, chuộc tàu biển là không có hiệu quả kinh tế.
3. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với hàng hóa, kể cả trường hợp chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa đến cảng trả hàng là quá cao so với giá thị trường của hàng hóa đó tại cảng trả hàng.
Theo đó, quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng trong trường hợp tàu biển bị chìm đắm, bị cưỡng đoạt, bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi, chuộc tàu biển là không có hiệu quả kinh tế.
Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm cũng được áp dụng đối với hàng hóa, kể cả trường hợp chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa đến cảng trả hàng là quá cao so với giá thị trường của hàng hóa đó tại cảng trả hàng.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải (Hình từ Internet)
Thời hạn thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải là bao nhiêu ngày?
Theo khoản 2 Điều 330 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về cách thức và thời hạn thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm như sau:
Cách thức và thời hạn thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm
1. Việc thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải được tuyên bố bằng văn bản ghi rõ căn cứ áp dụng quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm.
2. Tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải được gửi cho người bảo hiểm trong thời hạn hợp lý, nhưng không được quá 180 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm biết về các sự kiện làm căn cứ để áp dụng quyền từ bỏ hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm trong trường hợp tàu biển hoặc hàng hóa bị cưỡng đoạt hoặc bị mất quyền chiếm hữu vì những nguyên nhân khác; sau thời hạn quy định tại khoản này, người được bảo hiểm bị mất quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm, nhưng vẫn có quyền đòi bồi thường tổn thất.
3. Việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm không được kèm theo bất kỳ điều kiện nào; nếu việc từ bỏ đã được chấp nhận thì người bảo hiểm và người được bảo hiểm không được quyền thay đổi quyết định của mình.
Theo quy định trên, thời hạn thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm là trong thời hạn hợp lý nhưng không được quá 180 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm biết về các sự kiện làm căn cứ để áp dụng quyền từ bỏ.
Hoặc có thể trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm trong trường hợp tàu biển hoặc hàng hóa bị cưỡng đoạt hoặc bị mất quyền chiếm hữu vì những nguyên nhân khác.
Thời hạn chấp nhận việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải của người bảo hiểm là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về thời hạn chấp nhận hoặc từ chối việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm của người bảo hiểm như sau:
Thời hạn chấp nhận hoặc từ chối việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm của người bảo hiểm
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm biết là chấp nhận hoặc từ chối việc từ bỏ; sau thời hạn này, người bảo hiểm mất quyền từ chối.
2. Quyền và nghĩa vụ liên quan đến đối tượng bảo hiểm được chuyển cho người bảo hiểm ngay sau khi người bảo hiểm thông báo chấp nhận việc từ bỏ; người bảo hiểm có thể không đòi quyền này.
3. Trường hợp việc tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm được thực hiện đúng quy định mà người bảo hiểm không chấp nhận việc từ bỏ thì người được bảo hiểm vẫn có quyền đòi bồi thường.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm biết là chấp nhận hoặc từ chối việc từ bỏ. Sau thời hạn này thì người bảo hiểm mất quyền từ chối.
Quyền và nghĩa vụ liên quan đến đối tượng bảo hiểm được chuyển cho người bảo hiểm ngay sau khi người bảo hiểm thông báo chấp nhận việc từ bỏ. Người bảo hiểm có thể không đòi quyền này.
Và trường hợp việc tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm được thực hiện đúng quy định mà người bảo hiểm không chấp nhận việc từ bỏ thì người được bảo hiểm vẫn có quyền đòi bồi thường.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?