Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành? Việc lập hồ sơ này dựa vào những căn cứ nào?
Để được công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người đáp ứng đủ những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh là người được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận khi có một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
1. Đã tham gia một tổ chức cách mạng hoặc đã thực sự hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
2. Được kết nạp hoặc được kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng Tám năm 1945.
Việc công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) “Về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm”, Thông tri số 07-TT/TC ngày 21 tháng 3 năm 1979 của Ban Tổ chức Trung ương “Hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng được hưởng chính sách, chế độ đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 19 tháng Tám năm 1945”.
Theo đó, để được công nhận là người hoạt động cách mạng thì cá nhân cần đáp ứng một số tiêu chuẩn, điều kiện như:
- Đã tham gia một tổ chức cách mạng hoặc đã thực sự hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
- Được kết nạp hoặc được kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng 8 năm 1945.
Trước đây tại Điều 5 Nghị định 31/2013/NĐ-CP còn có quy định về việc không công nhận người hoạt động cách mạng đối với đối tượng bị khai trừ khỏi Đảng. Tuy nhiên tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP thay thế thì không còn được đề cập.
Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành? (Hình từ Internet)
Việc lập hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về căn cứ lập hồ sơ như sau:
Căn cứ lập hồ sơ
1. Người còn sống hoặc người đã hy sinh, từ trần sau ngày 30 tháng 6 năm 1999 thì căn cứ vào bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
a) Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý.
b) Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01 tháng 3 năm 1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III).
c) Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tri số 297/TT-TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 hoặc người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
2. Người đã hy sinh, từ trần từ ngày 30 tháng 6 năm 1999 trở về trước thì căn cứ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia hoạt động cách mạng sau:
a) Bản sao được chứng thực từ lý lịch theo quy định tại khoản 1 Điều này, từ hồ sơ khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hoặc từ hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, bảo tàng lịch sử từ cấp huyện trở lên.
b) Bản trích lục hồ sơ liệt sĩ.
c) Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp phép xuất bản.
Việc lập hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được thực hiện dựa vào những căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên.
Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng sẽ do cơ quan có thẩm quyền nào ban hành?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy đinh về thẩm quyền ban hành quyết định công nhận như sau:
Thẩm quyền ban hành quyết định công nhận
1. Người hoạt động cách mạng thuộc ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý thì Ban đảng, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Nếu không có Ban cán sự đảng, Đảng đoàn thì Đảng ủy cấp trên (trực thuộc Trung ương) xem xét, quyết định.
Trường hợp người hoạt động cách mạng chỉ thuộc cấp ủy địa phương quản lý thì Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương nơi người đó hoạt động cách mạng trước năm 1945 xem xét, quyết định.
2. Người hoạt động cách mạng thuộc quân đội thì Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định.
3. Người hoạt động cách mạng thuộc công an thì Ban thường vụ Đảng ủy công an Trung ương xem xét, quyết định.
Theo đó, tùy từng trường hợp mà người ra quyết định công nhận sẽ khác nhau:
- Người hoạt động cách mạng thuộc ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý thì Ban đảng, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
- Người hoạt động cách mạng thuộc quân đội thì Tổng cục Chính trị xem xét, quyết định.
- Người hoạt động cách mạng thuộc công an thì Ban thường vụ Đảng ủy công an Trung ương xem xét, quyết định.
Đối với đối tượng người hoạt động cách mạng thuộc ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý nếu không có Ban cán sự đảng, Đảng đoàn thì Đảng ủy cấp trên (trực thuộc Trung ương) xem xét, quyết định.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người hoạt động cách mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?