Rủi ro bảo hiểm là gì? Rủi ro bảo hiểm gồm những rủi ro nào? Thông tin gì về rủi ro bảo hiểm phải trình bày trong HĐBH?
Rủi ro bảo hiểm là gì? Rủi ro bảo hiểm gồm những rủi ro nào?
Căn cứ Mục 5 Chuẩn mực kế toán số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
05. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
...
Hợp đồng tái bảo hiểm: Là hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phát hành để bồi thường cho doanh nghiệp nhượng tái đối với những tổn thất của một hay nhiều hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhượng tái phát hành.
Doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm: Là doanh nghiệp bảo hiểm gốc chuyển giao rủi ro bằng hình thức tái bảo hiểm.
Rủi ro bảo hiểm: Là những rủi ro ngoài rủi ro tài chính được chuyển từ chủ hợp đồng bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm.
...
Theo đó, rủi ro bảo hiểm được hiểu là những rủi ro ngoài rủi ro tài chính được chuyển từ chủ hợp đồng bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm.
Dẫn chiếu đến Điều 94 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Vốn
...
5. Vốn trên cơ sở rủi ro được xác định dựa trên quy mô và lượng hóa tác động của các nhóm rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:
a) Rủi ro bảo hiểm bao gồm các rủi ro phát sinh do biến động các yếu tố kỹ thuật tương ứng với loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
b) Rủi ro thị trường bao gồm các rủi ro phát sinh từ thị trường đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
c) Rủi ro hoạt động bao gồm các rủi ro phát sinh từ quy trình hoạt động, hệ thống, quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
d) Rủi ro khác bao gồm các rủi ro phát sinh từ các đối tác khác hoặc các yếu tố khác chưa được tính toán trong rủi ro bảo hiểm, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động.
...
Theo đó, rủi ro bảo hiểm bao gồm các rủi ro phát sinh do biến động các yếu tố kỹ thuật tương ứng với loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
Tải về Chuẩn mực số 19 - HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Rủi ro bảo hiểm là gì? Rủi ro bảo hiểm gồm những rủi ro nào? Thông tin gì về rủi ro bảo hiểm phải trình bày trong HĐBH? (hình từ internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm phải trình bày những thông tin nào về rủi ro bảo hiểm trong hợp đồng?
Căn cứ Mục 35 Chuẩn mực kế toán số 19 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:
35. Để thực hiện theo quy định tại đoạn 34, doanh nghiệp bảo hiểm phải trình bày rõ ràng:
a) Các mục tiêu trong việc quản lý rủi ro phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm và các chính sách trong việc làm giảm bớt các rủi ro này;
b) Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng có ảnh hưởng trọng yếu đến giá trị, thời gian và tính không chắc chắn của luồng tiền trong tương lai của các hợp đồng bảo hiểm;
c) Thông tin về rủi ro bảo hiểm (cả trước và sau khi rủi ro được chia sẻ bằng tái bảo hiểm), bao gồm thông tin về:
(i) Tính nhạy cảm của lãi hay lỗ và vốn chủ sở hữu đối với những thay đổi của các biến số có ảnh hưởng trọng yếu lên chúng;
(ii) Sự tập trung của rủi ro bảo hiểm;
(iii) Các khoản chi trả bồi thường thực tế so với những ước tính trước đó (ví dụ Bảng thống kê bồi thường). Việc lập bảng thống kê bồi thường nên bắt đầu từ giai đoạn đầu từ khi phát sinh khoản khiếu nại chính thức đầu tiên mà chưa biết được chắc chắn số tiền và thời gian của các khoản chi trả bảo hiểm. Tuy nhiên, không nhất thiết phải quay ngược thời gian tới hơn 10 năm. Doanh nghiệp bảo hiểm không cần công khai những thông tin về các khoản khiếu nại nếu không chắc chắn về giá trị và thời điểm của các khoản phải trả về bồi thường được giải quyết trong vòng 1 năm.
d) Thông tin về rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng theo quy định của Chuẩn mực "Công cụ tài chính" sẽ yêu cầu trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nằm trong phạm vi của chuẩn mực đó;
e) Thông tin về rủi ro lãi suất và rủi ro thị trường của các công cụ tài chính phái sinh thuộc hợp đồng bảo hiểm gốc nếu doanh nghiệp bảo hiểm không buộc phải, hay không đánh giá công cụ tài chính theo giá trị hợp lý.
Như vậy, những thông tin về rủi ro bảo hiểm (cả trước và sau khi rủi ro được chia sẻ bằng tái bảo hiểm) sau phải trình bày trong hợp đồng bảo hiểm, bao gồm thông tin về:
(i) Tính nhạy cảm của lãi hay lỗ và vốn chủ sở hữu đối với những thay đổi của các biến số có ảnh hưởng trọng yếu lên chúng;
(ii) Sự tập trung của rủi ro bảo hiểm;
(iii) Các khoản chi trả bồi thường thực tế so với những ước tính trước đó (ví dụ Bảng thống kê bồi thường).
Việc lập bảng thống kê bồi thường nên bắt đầu từ giai đoạn đầu từ khi phát sinh khoản khiếu nại chính thức đầu tiên mà chưa biết được chắc chắn số tiền và thời gian của các khoản chi trả bảo hiểm.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải quay ngược thời gian tới hơn 10 năm. Doanh nghiệp bảo hiểm không cần công khai những thông tin về các khoản khiếu nại nếu không chắc chắn về giá trị và thời điểm của các khoản phải trả về bồi thường được giải quyết trong vòng 1 năm.
Doanh nghiệp bảo hiểm khi lập quỹ rủi ro bảo hiểm để phân tán, chia sẻ bảo hiểm cho những rủi ro lớn thì cần lưu ý gì?
Theo Điều 89 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, quỹ rủi ro bảo hiểm
...
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể thỏa thuận thành lập quỹ rủi ro bảo hiểm để phân tán, chia sẻ bảo hiểm cho những rủi ro lớn, rủi ro mang tính thảm họa hoặc rủi ro mới phát sinh chưa được hoặc ít được bảo hiểm trên thị trường. Các thỏa thuận thành lập quỹ rủi ro bảo hiểm có sự tham gia, hỗ trợ của Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước thì phải thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận thành lập quỹ rủi ro bảo hiểm để phân tán, chia sẻ bảo hiểm cho những rủi ro lớn, rủi ro mang tính thảm họa hoặc rủi ro mới phát sinh chưa được hoặc ít được bảo hiểm trên thị trường.
Tuy nhiên cần lưu ý, các thỏa thuận thành lập quỹ rủi ro bảo hiểm phải có sự tham gia, hỗ trợ của Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước thì phải thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rủi ro bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?