Sản phẩm chăn nuôi bao gồm những gì? Lĩnh vực chăn nuôi nghiêm cấm hành vi nào liên quan đến sản phẩm chăn nuôi?

Em ơi cho anh hỏi: Sản phẩm chăn nuôi bao gồm những gì? Lĩnh vực chăn nuôi nghiêm cấm hành vi nào liên quan đến sản phẩm chăn nuôi? Giải đáp sớm giúp anh nhé! Đây là câu hỏi của anh T.N đến từ Vũng Tàu.

Sản phẩm chăn nuôi bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 33 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Sản phẩm chăn nuôi bao gồm thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, kén tằm, tổ yến, xương, sừng, móng, nội tạng; lông, da chưa qua chế biến và các sản phẩm khác được khai thác từ vật nuôi.

Như vậy, sản phẩm chăn nuôi bao gồm thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, kén tằm, tổ yến, xương, sừng, móng, nội tạng; lông, da chưa qua chế biến và các sản phẩm khác được khai thác từ vật nuôi.

sản phẩm chăn nuôi

Sản phẩm chăn nuôi bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Lĩnh vực chăn nuôi nghiêm cấm hành vi nào liên quan đến sản phẩm chăn nuôi?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.

Như vậy, lĩnh vực chăn nuôi nghiêm cấm những hành vi liên quan đến sản phẩm chăn nuôi gồm:

- Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

- Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

- Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.

Việc nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi được quy định như nào?

Căn cứ theo Điều 78 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Nhập khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi
1. Vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cửa khẩu theo quy định, vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra về văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất, kinh doanh vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi tại nước xuất xứ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu lần đầu từ nước xuất xứ;
c) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Trường hợp sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh phải tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, cung cấp tại nước xuất xứ trước khi cho phép nhập khẩu.
4. Sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu vi phạm pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh phải được thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 3 Điều này; việc nhập khẩu vật nuôi sống làm thực phẩm và cửa khẩu được phép tiếp nhận vật nuôi sống nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

Trước khi vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cửa khẩu theo quy định, vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm chăn nuôi

Nguyễn Nhật Vy

Sản phẩm chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản phẩm chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào