Sản phẩm động vật trên cạn là gì? Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch do cơ quan nào ban hành?

Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch do cơ quan nào ban hành? Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự nào? Đây là câu hỏi của anh T.H đến từ Khánh Hòa.

Sản phẩm động vật trên cạn là gì?

Sản phẩm động vật trên cạn được giải thích tại điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:

Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:
a) Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;
b) Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.

Như vậy, sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn.

sản phẩm động vật trên cạn

Sản phẩm động vật trên cạn là gì? (Hình từ Internet)

Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch do cơ quan nào ban hành?

Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo điểm a khoản 3 Điều 37 Luật Thú y 2015 như sau:

Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
b) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật;
c) Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ;
d) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật;
đ) Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y;
e) Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này khi có yêu cầu của chủ hàng.
2. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
a) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch;
b) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch;
c) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
đ) Quy định cụ thể nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và động vật, sản phẩm động vật mang theo người; đánh dấu, cấp mã số động vật, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự nào?

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 39 Luật Thú y 2015 như sau:

Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này được thực hiện kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc-xin và còn miễn dịch bảo hộ hoặc sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y được kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

Như vậy, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm động vật

Nguyễn Nhật Vy

Sản phẩm động vật
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản phẩm động vật có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm động vật
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phân tích nguy cơ nhập khẩu sản phẩm động vật là gì? Nguyên tắc về đánh giá nguy cơ khi nhập khẩu sản phẩm động vật?
Pháp luật
Việc lấy mẫu kiểm dịch kiểm tra thực trạng sản phẩm động vật có nguy cơ thấp sử dụng làm thực phẩm đối với động vật nhập khẩu được thực hiện ở đâu?
Pháp luật
Chỉ thị 29/CT-TTg 2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật thế nào?
Pháp luật
Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế bao gồm những gì?
Pháp luật
Sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch thì phải được xử lý bằng những biện pháp nào?
Pháp luật
Sản phẩm động vật trên cạn là gì? Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch do cơ quan nào ban hành?
Pháp luật
Sản phẩm động vật là gì? Sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Pháp luật
Sử dụng kho bảo quản sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh thực phẩm vận chuyển sản phẩm động vật tới các tỉnh thành khác cần đảm bảo yêu cầu gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào