Sản phẩm du lịch là gì? Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch thì tổ chức bị phạt như thế nào?

Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch thì tổ chức bị phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu? Đây là câu hỏi của anh V.P đến từ Thái Bình.

Sản phẩm du lịch là gì?

Sản phẩm du lịch được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật Du lịch 2017 như sau:

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

Theo đó, sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là gì? (Hình từ Internet)

Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch thì tổ chức bị phạt như thế nào?

Mức phạt đối với tổ chức không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch được quy định tại điểm a khoản 5, điểm b khoản 9 Điều 15 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
...
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch;
b) Không bố trí, sử dụng huấn luyện viên hoặc kỹ thuật viên hoặc hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp theo quy định;
c) Không cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch theo quy định.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn nhưng chưa thực hiện theo quy định.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này.

Và căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
...
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, tổ chức không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Và tổ chức này còn bị đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng do thực hiện hành vi vi phạm.

Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch được quy định tại Chương I Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt đối với tổ chức không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch là 01 năm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm du lịch

Nguyễn Nhật Vy

Sản phẩm du lịch
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản phẩm du lịch có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm du lịch
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sản phẩm du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát có phải là sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch?
Pháp luật
Kinh doanh sản phẩm du lịch phục vụ cho hoạt động nhảy dù có phải là sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng khách du lịch?
Pháp luật
Hoạt động thám hiểm rừng có được xem là sản phẩm du lịch có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch không?
Pháp luật
Những sản phẩm du lịch nào có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch theo quy định?
Pháp luật
Không hướng dẫn thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của khách du lịch có bị đình chỉ hoạt động không?
Pháp luật
Sản phẩm du lịch là gì? Không thông báo trước khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Sản phẩm du lịch là gì? Không duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm du lịch thì tổ chức bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Tăng trải nghiệm, phát huy tối đa hoạt động du lịch tại các vùng nông nghiệp, gắn với nông thôn và nông dân theo yêu cầu mới đúng không?
Pháp luật
Thương hiệu du lịch Việt Nam và sản phẩm du lịch Việt Nam đang được định hướng phát triển như thế nào?
Pháp luật
Đi xe đạp có phải là hoạt động của sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của khách du lịch không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào