Sắp xếp hàng hóa trên phương tiện đường thủy nội địa có động cơ 15 mã lực gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện bị phạt thế nào?
- Hàng hóa trên phương tiện vận chuyển đường thủy nội địa phải được sắp xếp như thế nào?
- Sắp xếp hàng hóa trên phương tiện đường thủy nội địa có động cơ 15 mã lực gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện bị phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người lái phương tiện đường thủy nội địa có động cơ 15 mã lực sắp xếp hàng hóa gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hay không?
Hàng hóa trên phương tiện vận chuyển đường thủy nội địa phải được sắp xếp như thế nào?
Theo Điều 77 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định về hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa như sau:
Hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa
1. Vận tải đường thuỷ nội địa gồm vận tải người, vận tải hàng hoá.
2. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện, gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.
3. Người vận tải đường thuỷ nội địa chỉ được đưa phương tiện vào khai thác đúng với công dụng và vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
4. Khi vận tải, hàng hoá phải được sắp xếp gọn gàng, chắc chắn, bảo đảm ổn định phương tiện, không che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện, không ảnh hưởng đến hoạt động của thuyền viên khi làm nhiệm vụ, không gây cản trở đến hoạt động của các hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác; không được xếp hàng hoá vượt kích thước theo chiều ngang, chiều dọc của phương tiện.
5. Người kinh doanh vận tải hàng hoá dễ cháy, dễ nổ trên đường thuỷ nội địa phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với người thứ ba; người kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách.
Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu do Chính phủ quy định.
6. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa ngoài việc thực hiện các quy định về vận tải của Luật này còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, khi vận tải, hàng hoá phải được sắp xếp gọn gàng, chắc chắn, bảo đảm ổn định phương tiện, không che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện, không ảnh hưởng đến hoạt động của thuyền viên khi làm nhiệm vụ, không gây cản trở đến hoạt động của các hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác; không được xếp hàng hoá vượt kích thước theo chiều ngang, chiều dọc của phương tiện.
Phương tiện đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Sắp xếp hàng hóa trên phương tiện đường thủy nội địa có động cơ 15 mã lực gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện bị phạt thế nào?
Theo Điều 35 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa như sau:
Vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với thuyền viên, người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xếp, dỡ hàng hóa làm nghiêng lệch phương tiện;
b) Xếp hàng hóa che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc cản trở hoạt động của hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác;
c) Xếp hàng hóa vượt quá kích thước chiều ngang, chiều dọc của phương tiện.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc xếp hàng hóa theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc đưa xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô vượt quá số lượng lên khỏi phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, hành vi sắp xếp hàng hóa che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc cản trở hoạt động của hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa là hành vi vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa trong vận tải đường thủy nội địa.
Như vậy, sắp xếp hàng hóa trên phương tiện đường thủy nội địa có động cơ 15 mã lực gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, thuyền viên, người lái phương tiện đường thủy nội địa có động cơ 15 mã lực sắp xếp hàng hóa gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện buộc phải xếp lại hàng hóa theo đúng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 35 Nghị định 139/2021/NĐ-CP.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người lái phương tiện đường thủy nội địa có động cơ 15 mã lực sắp xếp hàng hóa gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hay không?
Theo khoản 1 Điều 44 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với người lái phương tiện đường thủy nội địa có động cơ 15 mã lực sắp xếp hàng hóa gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện là 3.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với hành vi này.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?