Sau khi người lao động điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp không?
- Sau khi người lao động điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp không?
- Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi đã điều trị ổn định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?
- Người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào?
Sau khi người lao động điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp không?
Theo khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
...
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi đã điều trị ổn định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể:
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
...
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
...
Như vậy, người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi đã điều trị ổn định do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Nếu người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động;
b) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
...
Như vậy, người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào?
Về trách nhiệm hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 cụ thể:
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?