Sĩ quan dự bị cấp Trung tá được cấp có thẩm quyền giải ngạch thì có đương nhiên miễn nhiệm chức vụ không?
Ai có thẩm quyền giải ngạch sĩ quan dự bị cấp Trung tá?
Theo Điều 24 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị
1. Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chính ủy hoặc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị cấp úy.
2. Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị cấp Trung tá trở xuống.
3. Chính ủy hoặc Tư lệnh quân khu quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị các cấp bậc còn lại hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Như vậy, Chính ủy hoặc Tư lệnh quân khu quyết định giải ngạch sĩ quan dự bị cấp Trung tá.
Sĩ quan dự bị cấp Trung tá được cấp có thẩm quyền giải ngạch thì có đương nhiên miễn nhiệm chức vụ không?
Theo Điều 19 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về miễn nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị như sau:
Miễn nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị
1. Khi có quyết định thay đổi tổ chức, biên chế hoặc giải thể đơn vị dự bị động viên của cấp có thẩm quyền, không còn nhu cầu biên chế chức vụ của sĩ quan dự bị đang đảm nhiệm.
2. Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp, bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên hoặc được bầu giữ các chức vụ trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc diện miễn gọi nhập ngũ thời chiến.
3. Sĩ quan dự bị có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hoặc sức khỏe giảm sút từ loại 4 trở lên, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại.
4. Sĩ quan dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định giải ngạch thì đương nhiên miễn nhiệm chức vụ.
5. Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong đơn vị dự bị động viên, khi ra nước ngoài học tập, lao động, làm việc thời gian từ một năm trở lên hoặc thường xuyên vắng mặt tại nơi cư trú, chấp hành không nghiêm lệnh gọi tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ thấp thì xem xét miễn nhiệm.
Như vậy, sĩ quan dự bị cấp Trung tá được cấp có thẩm quyền quyết định giải ngạch thì đương nhiên miễn nhiệm chức vụ.
Sĩ quan dự bị cấp Trung tá được cấp có thẩm quyền giải ngạch thì có đương nhiên miễn nhiệm chức vụ không? (Hình từ Internet)
Sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân cấp Trung tá sẽ phải giải ngạch trong trường hợp nào?
Theo Điều 23 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp giải ngạch sĩ quan dự bị như sau:
Các trường hợp giải ngạch sĩ quan dự bị
1. Hết tuổi phục vụ theo quy định tại Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Không còn đủ tiêu chuẩn của sĩ quan hoặc không đủ tiêu chuẩn sức khỏe gọi vào phục vụ tại ngũ.
3. Sĩ quan dự bị phải thi hành án phạt tù.
4. Xuất cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Như vậy, sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân cấp Trung tá sẽ phải giải ngạch trong trường hợp sau đây:
- Hết tuổi phục vụ theo quy định tại Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008), cụ thể:
Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:
Cấp Úy: 51;
Thiếu tá: 53;
Trung tá: 56;
Thượng tá: 57;
Đại tá: 60;
Cấp Tướng: 63.
- Không còn đủ tiêu chuẩn của sĩ quan hoặc không đủ tiêu chuẩn sức khỏe gọi vào phục vụ tại ngũ.
Theo Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 có quy định về tiêu chuẩn của sĩ quan như sau:
Tiêu chuẩn của sĩ quan
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
- Sĩ quan dự bị phải thi hành án phạt tù.
- Xuất cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sĩ quan dự bị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?
- Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu nào? Nguyên tắc thương thảo hợp đồng?
- Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
- Đã có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm trong năm 2025 chưa? Khi nào có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm?