Số lượng thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất là số chẵn hay số lẻ? Cuộc họp của Hội đồng quản lý có hiệu lực khi nào?
Số lượng thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất là số chẵn hay số lẻ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 104/2024/NĐ-CP như sau:
Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất có tối đa 07 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng quản lý, tối đa 02 Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý và các thành viên khác, số lượng, thành phần cụ thể của Hội đồng quản lý được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Số lượng thành viên của Hội đồng quản lý là số lẻ.
b) Chủ tịch Hội đồng quản lý là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) 01 Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý là Giám đốc Quỹ; 01 Phó Chủ tịch còn lại (nếu có) và thành viên khác của Hội đồng quản lý phải có Lãnh đạo các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường.
d) Thành viên của Hội đồng quản lý không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của các thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng Quỹ và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì số lượng thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất là số lẻ.
Số lượng thành viên tối đa của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất là 07 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản lý;
- Tối đa 02 Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý;
- Các thành viên khác.
Số lượng thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất là số chẵn hay số lẻ? Cuộc họp của Hội đồng quản lý có hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)
Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất có hiệu lực khi nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 9 Nghị định 104/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Hội đồng quản lý
...
5. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất đảm bảo một số nội dung sau:
a) Các cuộc họp của Hội đồng quản lý chỉ có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Trường hợp không tổ chức họp, việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý được thực hiện bằng văn bản.
b) Các kết luận của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản lý.
c) Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề theo nguyên tắc đa số bằng biểu quyết, mỗi thành viên Hội đồng quản lý có một phiếu biểu quyết với quyền biểu quyết ngang nhau. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý có hiệu lực khi có trên 50% trong tổng số thành viên Hội đồng quản lý biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản có ý kiến tán thành. Trường hợp số phiếu bằng nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc người chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý (trong trường hợp biểu quyết tại cuộc họp).
Theo đó, các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất chỉ có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.
Nếu không tổ chức họp, việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý được thực hiện bằng văn bản.
Ngoài ra, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý có hiệu lực khi có trên 50% trong tổng số thành viên Hội đồng quản lý biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản có ý kiến tán thành.
Con nuôi của thành viên Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất có được làm thành viên của Ban kiểm soát không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 104/2024/NĐ-CP như sau:
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản lý kiểm soát hoạt động của Quỹ phát triển đất.
2. Ban kiểm soát có tối đa 03 thành viên, gồm: Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát hoạt động kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
3. Thành viên của Ban kiểm soát không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của các thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng Quỹ và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
4. Việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất và pháp luật có liên quan.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
a) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất, các quy chế, quy trình của Quỹ.
b) Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, trung thực của Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ trong việc quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ.
c) Thẩm định báo cáo tài chính của Quỹ theo quy định của pháp luật.
d) Lập kế hoạch hoạt động, trình Hội đồng quản lý phê duyệt; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác kiểm tra, giám sát.
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Theo đó, thành viên của Ban kiểm soát Quỹ phát triển đất không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của các thành viên Hội đồng quản lý.
Như vậy, con nuôi của Hội đồng quản lý Quỹ phát triển đất sẽ không được làm thành viên của Ban kiểm soát.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ phát triển đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?