So sánh tỷ lệ phiếu biểu quyết giữa Cổ phần ưu đãi biểu quyết và Cổ phần phổ thông? Nhiều hơn gấp mấy lần?

Tỷ lệ phiếu biểu quyết giữa Cổ phần ưu đãi biểu quyết và Cổ phần phổ thông là bao nhiêu? Nhiều hơn gấp mấy lần? Cổ phần phổ thông có thể chuyển đổi thành Cổ phần ưu đãi biểu quyết và ngược lại không? Câu hỏi của anh H (Huế).

So sánh tỷ lệ phiếu biểu quyết giữa Cổ phần ưu đãi biểu quyết và Cổ phần phổ thông? Nhiều hơn gấp mấy lần?

Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định tại Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
...

Theo quy định này thì cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác.

Cũng theo quy định này thì số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy, cổ phần ưu đãi biểu quyết có tỷ lệ phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ thông khác.

Tuy nhiên pháp luật lại không quy định cụ thể tỷ lệ phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết là bao nhiêu mà việc này sẽ được ghi nhận tại Điều lệ công ty.

So sánh tỷ lệ phiếu biểu quyết giữa Cổ phần ưu đãi biểu quyết và Cổ phần phổ thông? Nhiều hơn gấp mấy lần?

So sánh tỷ lệ phiếu biểu quyết giữa Cổ phần ưu đãi biểu quyết và Cổ phần phổ thông? Nhiều hơn gấp mấy lần? (hình từ internet)

Điều lệ công ty phải ghi rõ những nội dung gì liên quan đến Cổ phần ưu đãi biểu quyết?

Cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định tại Điều 11 Nghị định 47/2021/NĐ-CP như sau:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết.
1. Điều lệ công ty cổ phần phải quy định cụ thể thời gian và tổng số phiếu biểu quyết hoặc một tỷ lệ biểu quyết tương ứng với từng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
2. Tổ chức được Chính phủ ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp là các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết.
3. Thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần do cổ đông sáng lập nắm giữ là 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp là cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ.

Theo quy định này thì điều lệ công ty cổ phần phải quy định cụ thể thời gian và tổng số phiếu biểu quyết hoặc một tỷ lệ biểu quyết tương ứng với từng cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Cổ phần phổ thông có thể chuyển đổi thành Cổ phần ưu đãi biểu quyết và ngược lại không?

Tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các loại cổ phần, trong đó có đề cập như sau:

Các loại cổ phần
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
3. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
4. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
6. Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
7. Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.

Như vậy, cổ phần phổ thông thì không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi nhưng cổ phần ưu đãi thì có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Phạm Thị Xuân Hương

Cổ phần ưu đãi biểu quyết
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào