Sở Thông tin và Truyền thông có quyền xác nhận hoạt động cung ứng dịch vụ thư của doanh nghiệp không?
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có được xem là thực hiện hoạt động bưu chính không?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Bưu chính 2010, hoạt động bưu chính nói chung và việc cung ứng dịch vụ thư nói riêng được hiểu như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính.
..
6. Thư là thông tin trao đổi dưới dạng văn bản viết tay hoặc bản in, có địa chỉ nhận hoặc không có địa chỉ nhận, trừ ấn phẩm định kỳ, sách, báo, tạp chí.
7. Thư không có địa chỉ nhận là thư không có thông tin liên quan đến người nhận trên thư, trên bao bì của thư, bao gồm cả thư để quảng cáo, tuyên truyền."
Theo đó, doanh nghiệp thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính bao gồm thư dạng văn bản viết tay hoặc bản in, có địa chỉ nhận hoặc không có địa chỉ nhận, trừ ấn phẩm định kỳ, sách, báo, tạp chí; kể cả thư không có địa chỉ nhận, như thư không có thông tin liên quan đến người nhận trên thư, trên bao bì của thư, bao gồm cả thư để quảng cáo, tuyên truyền được xem là đang thực hiện hoạt động bưu chính theo quy định của pháp luật.
Cung ứng dịch vụ thư
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có phải gửi văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền không?
Tại khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính 2010 quy định những hoạt động bưu chính phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính gồm:
"Điều 25. Thông báo hoạt động bưu chính
1. Các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:
a) Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);
b) Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);
c) Cung ứng dịch vụ gói, kiện;
d) Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
đ) Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam;
e) Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
g) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
h) Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài."
Như vậy, khi doanh nghiệp bạn thực hiện cung ứng dịch vụ thư theo quy định tại điểm a và điểm b nêu trên, bao gồm thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg và thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kg sẽ phải tiến hành gửi văn bản thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính và chờ để được xác nhận bằng văn bản.
Sở Thông tin và Truyền thông có quyền xác nhận hoạt động cung ứng dịch vụ thư của doanh nghiệp không?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP, thẩm quyền cấp xác nhận hoạt động bưu chính của cơ quan có thẩm quyền được quy định như sau:
"Điều 9. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép bưu chính; cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
1. Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:
a) Cấp, thu hồi giấy phép bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh;
b) Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Luật bưu chính trong phạm vi nội tỉnh và trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 25 Luật bưu chính.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:
a) Cấp, thu hồi giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế;
b) Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Luật bưu chính trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế và các trường hợp quy định tại điểm d, đ, e, h khoản 1 Điều 25 Luật bưu chính.
3. Giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế đồng thời có giá trị cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan."
Căn cứ quy định trên, Sở Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính, cụ thể là hoạt động cung ứng dịch vụ thư như thông tin đã cung cấp trong trường hợp thực hiện trong phạm vi nội tỉnh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn thực hiện trong phạm vi liên tỉnh và quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận thông báo là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động bưu chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?