Soạn thảo Bí mật nhà nước độ Mật trên máy tính có kết nối Internet thì cán bộ công chức bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?

Cho tôi hỏi, danh mục đầu tư công có phải là một dạng tài liệu bí mật nhà nước hay không? Nếu phải thì thuộc độ mật nào? Trường hợp cán bộ công chức soạn thảo danh mục đầu từ công trên máy tính có kết nối internet thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Câu hỏi của anh Quang từ Phú Thọ.

Danh mục dự án đầu tư công có phải tài liệu Bí mật nhà nước theo quy định hiện nay hay không?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 1441/QĐ-TTg năm 2020 quy định về các tài liệu thuộc Bí mật nhà nước độ mật như sau:

Bí mật nhà nước độ Mật gồm:
1. Kế hoạch đầu tư, báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trong phòng thủ đất nước cấp chiến thuật.
2. Danh mục dự án, báo cáo thuyết minh về đầu tư công, phân bổ ngân sách thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội chưa công khai.
3. Quyết định phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội chưa công khai.
4. Quyết định phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa công khai.
5. Quyết định phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các dự án tại nước ngoài của Bộ Ngoại giao chưa công khai.

Dựa theo quy định pháp luật vừa nêu trên thì nếu danh mục dự án đầu tư công mà anh đề cập là về đầu tư công, phân bổ ngân sách thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội chưa công khai thì đó là tài liệu Bí mật nhà nước cụ thể được xếp vào bí mật nhà nước độ Mật.

Soạn thảo Bí mật nhà nước độ Mật trên máy tính có kết nối Internet thì cán bộ công chức bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?

Soạn thảo Bí mật nhà nước độ Mật trên máy tính có kết nối Internet thì cán bộ công chức bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao? (Hình từ Internet)

Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về việc phân loại bí mật nhà nước như sau:

Phân loại bí mật nhà nước
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Từ quy định trên thì độ bí mật nhà nước độ Mật được hiểu là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Soạn thảo Bí mật nhà nước độ Mật trên máy tính có kết nối Internet thì cán bộ công chức bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp soạn thảo Bí mật nhà nước trên máy tín có kết nối Internet như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
b) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình hoặc hình thức khác trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền;
c) Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
d) Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vào địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước hoặc quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b và c khoản 4 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Theo đó, cán bộ công chức nếu soạn thảo Bí mật nhà nước độ Mật (danh mục dự án đầu tư công) trên máy tính có kết nối internet thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy theo tính chất vụ việc.

Lưu ý mức phạt tiền trên chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức mức phạt hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, cán bộ công chức còn buộc phải gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước ra khỏi máy tính dùng để soạn thảo.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bí mật nhà nước

Trần Thành Nhân

Bí mật nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bí mật nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bí mật nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước là Thủ tướng Chính phủ có đúng không?
Pháp luật
Cục An ninh chính trị nội bộ có trách trách nhiệm tham mưu giúp Bộ Công an thực hiện những công việc nào trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước?
Pháp luật
Thông tin quan trọng nào về kinh tế sẽ thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Những bí mật nhà nước đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội sẽ được giải mật đúng không?
Pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là những hành vi nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Pháp luật
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai thực hiện?
Pháp luật
Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước là mẫu nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?
Pháp luật
Nhân viên thư viện cố ý cung cấp những tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào