Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.
2. Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.
3. Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.
4. Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.
5. Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
6. Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.
7. Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.
8. Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.
9. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
10. Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.
11. Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
12. Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
13. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đó là hành vi sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng. Do đó, hành vi sử sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng là hành vi vi phạm pháp luật. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? (Hình từ internet)
Hành vi sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc có chữ ký của người không có thẩm quyền;
c) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;
d) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng;
đ) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
...
Theo đó, người nào có hành vi sử sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị buộc nộp lại con dấu hết giá trị sử dụng trên.
*Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
Mà theo quy định tại Mục 1 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng thuộc nhóm vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Do đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng sẽ là 01 năm.
Trương Thị Mỹ Tiên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sử dụng con dấu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?