Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì?
Theo tiểu mục 3.7 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13999:2024 về Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành và bảo trì cống, quy định như sau:
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
...
3.5
Bảo dưỡng (Curing)
Bảo dưỡng là hoạt động đơn giản, phải làm hàng ngày hoặc thường xuyên, sử dụng lao động, vật liệu để duy trì sự hoạt động bình thường của công trình và máy móc, thiết bị.
3.6
Sửa chữa thường xuyên (Regular repair)
Sửa chữa thường xuyên là công việc có tính chất thường xuyên hằng năm, khắc phục những hư hỏng công trình và máy móc, thiết bị nhằm chống xuống cấp, không dẫn đến hư hỏng lớn hơn bảo đảm hoạt động bình thường của cống.
3.7
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair)
Sửa chữa định kỳ là hoạt động theo chu kỳ, khắc phục hư hỏng lớn, thay thế một số bộ phận quan trọng hết tuổi thọ, nếu không được sửa chữa có khả năng gây mất an toàn, hạn chế năng lực phục vụ của công trình và máy móc, thiết bị.
3.8
Sửa chữa đột xuất (Unscheduled repair)
Sửa chữa đột xuất là hoạt động khẩn cấp khắc phục sự cố, hư hỏng của công trình, máy móc, thiết bị do tác động của mưa, gió, bão
Theo đó, Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) được hiểu là hoạt động theo chu kỳ, khắc phục hư hỏng lớn, thay thế một số bộ phận quan trọng hết tuổi thọ, nếu không được sửa chữa có khả năng gây mất an toàn, hạn chế năng lực phục vụ của công trình và máy móc, thiết bị.
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024? (Hình từ Internet)
Nội dung sửa chữa định kỳ công trình cống bao gồm?
Theo tiểu mục 6.6 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13999:2024 về Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành và bảo trì cống quy định như sau:
Bảo trì cống
...
6.5 Kiểm định chất lượng công trình
- Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;
- Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công trình có hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng.
6.6 Nội dung sửa chữa đột xuất, định kỳ
- Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình cống, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì.
- Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
- Sửa chữa đột xuất định kỳ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật về thủy lợi.
Theo đó, sửa chữa định kỳ công trình cống bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình cống, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì.
Mẫu ghi chép kết quả bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất tham khảo Phụ lục B2.
TẢI VỀ: Mẫu B.2 Ghi chép kết quả bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất
GHI CHÚ:
(1) Quyết định kế hoạch sửa chữa khi tổng kinh phí sửa chữa nhỏ hơn 500 triệu đồng, hoặc quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình;
(2) Ghi rõ thời gian bắt đầu thực hiện và thời gian kết thúc công việc bảo dưỡng, sửa chữa cho từng hạng mục công trình;
(3) Ghi rõ số nhân lực tham gia gồm bao nhiêu cán bộ và trình độ kỹ thuật, bao nhiêu công nhân ...;
(4) Ghi rõ số lượng vật tư, vật liệu đã dùng để sửa chữa cho từng hạng mục;
(5) Phải mô tả kỹ về tình trạng của hạng mục công trình sau khi sửa chữa so với thiết kế
Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13999:2024 về Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành và bảo trì cống quy định, cống công trình thủy lợi được phân loại thành 03 nhóm dưới đây:
- Phân loại theo khẩu độ cống:
+ Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
++ Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 20 m trở lên.
++ Đối với vùng còn lại từ 10 m trở lên.
+ Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
++ Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 3 m đến dưới 20 m.
++ Đối với các vùng còn lại từ 1,5 m đến dưới 10 m.
+ Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
++ Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 3 m.
++ Đối với các vùng còn lại dưới 1,5 m.
- Phân loại theo kết cấu thân cống:
+ Cống kiểu hở: cống lộ trên mặt đất, dòng chảy trong cống là dòng chảy tự do, không áp.
+ Cống kiểu kín (còn gọi là cống ngầm): loại cống có thân cống đặt dưới sâu phía trên có lấp đất, chế độ chảy qua cống có thể là có áp, bán áp hoặc không áp.
- Phân loại theo Nhiệm vụ:
+ Cống lấy nước: công trình thủy lợi có nhiệm vụ lấy nước từ sông, hồ.... phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường, cấp nước sinh hoạt....
+ Cống điều tiết: công trình thủy lợi có nhiệm vụ khống chế mực nước, lưu lượng đảm bảo yêu cầu lấy nước, chống úng cho hạ lưu công trình bằng cách đóng một phần hoặc hoàn toàn cửa van.
+ Cống phân lũ: công trình thủy lợi có nhiệm vụ phân chia một phần nước lũ của một con sông vào những vùng thấp để hạ đỉnh lũ, đảm bảo an toàn cho những khu vực quan trọng phía hạ du sông.
+ Cống ngăn triều: công trình thủy lợi xây dựng trên dòng sông ở vùng ven biển để ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng.
+ Cống tiêu nước: công trình thủy lợi có nhiệm vụ tháo nước, tiêu úng từ đồng ruộng, vùng nuôi trồng thủy sản, dân cư.
+ Cống phân nước: công trình thủy lợi xây dựng ở đầu kênh nhánh dùng để phân phối nước cho hệ thống thủy nông, hệ thống thủy lợi nội đồng.
+ Cống xả cát: công trình thủy lợi có nhiệm vụ xả cát lắng đọng trước công trình.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình thủy lợi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
- Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?