Tài khoản 138 có bao nhiêu tài khoản cấp 2? Tài khoản 138 thể hiện những thông tin gì của Bên Nợ và Bên Có?
Tài khoản 138 phản ánh thông tin gì?
Tài khoản 138 được đề cập tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 138 - Phải thu khác
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản phải thu (TK 131, 136) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này, gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;
- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường;
- Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán là cho vay trên TK 1283);
- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi;
- Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận uỷ thác xuất nhập khẩu chi hộ, cho bên giao uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác, các khoản thuế, ...
- Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, như: Chi phí cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá,...
- Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính;
- Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
...
Theo đó, Tài khoản 138 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản phải thu (TK 131, 136) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này, gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;
- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường;
- Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán là cho vay trên TK 1283);
- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi;
- Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận uỷ thác xuất nhập khẩu chi hộ, cho bên giao uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác, các khoản thuế, ...
- Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, như: Chi phí cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá,...
- Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính;
- Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
Tài khoản 138 có bao nhiêu tài khoản cấp 2? Tài khoản 138 thể hiện những thông tin gì của Bên Nợ và Bên Có? (hình từ internet)
Tài khoản 138 thể hiện những thông tin gì của Bên Nợ và Bên Có?
Tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định Tài khoản 138 thể hiện những thông tin sau của Bên Nợ và Bên Có:
Bên Nợ:
- Phải thu về các khoản đã tạm ứng cho các đơn vị nhận ủy thác chi trả BH để chi trả BH cho người gửi tiền;
- Phải thu về lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, tín phiếu và lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Bên Có:
- Số tiền các đơn vị nhận ủy thác chi trả BH đã chi trả BH cho người gửi tiền hoặc số đã thu lại từ các đơn vị nhận ủy thác chi trả BH về các khoản tiền BH không có người nhận;
- Số lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, tín phiếu và lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn đã thu được.
Số dư bên Nợ: Các khoản phải thu của đơn vị nhận ủy thác chi trả BH, phải thu lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi tín phiếu, lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn chưa thu được.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).
Tài khoản 138 có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định như sau:
Tài khoản 138 - Phải thu khác
1. Sửa đổi, bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của TK 138 - Phải thu khác
...
Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.
- Tài khoản 1382 - Phải thu của đơn vị nhận ủy thác chi trả BH: Phản ánh các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng về tiền chi trả BH giữa đơn vị với đơn vị nhận ủy thác chi trả BH.
- Tài khoản 1383 - Phải thu lãi tiền gửi: Tài khoản này chỉ sử dụng ở Trụ sở chính để phản ánh số phải thu về lãi tiền gửi (có kỳ hạn và không có kỳ hạn) từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.
- Tài khoản 1384 - Phải thu lãi trái phiếu: Tài khoản này chỉ sử dụng ở Trụ sở chính để phản ánh số phải thu về lãi trái phiếu.
- Tài khoản 1385 - Phải thu lãi tín phiếu: Tài khoản này chỉ sử dụng ở Trụ sở chính để phản ánh số phải thu về lãi tín phiếu.
- Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 136 và TK 1381, 1382, 1383, 1384 và 1385.
Như vậy, Tài khoản 138 có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1381;
- Tài khoản 1382;
- Tài khoản 1383;
- Tài khoản 1384;
- Tài khoản 1385;
- Tài khoản 1388.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản 138 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?