Tài khoản định danh cá nhân của công chức Kiểm toán nhà nước đặt bằng tên có dấu được hay không?
Tài khoản định danh cá nhân của công chức Kiểm toán nhà nước đặt bằng tên có dấu được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 về quy tắc đặt tên tài khoản định danh như sau:
Quy tắc đặt tên tài khoản định danh
1. Tên tài khoản định danh cá nhân được đặt theo định dạng: <TÊN><HỌ VÀ TÊN ĐỆM VIẾT TẮT>[THỨ TỰ], sử dụng tiếng Việt không dấu. Trong trường hợp tên, họ và tên đệm viết tắt giữa các người dùng trùng nhau thì tên tài khoản của người dùng tiếp theo sẽ được thêm số thứ tự tăng dần, bắt đầu từ số một (1).
Ví dụ:
- Họ và tên người dùng: Nguyễn Văn Hùng;
- Tên tài khoản định danh cá nhân: hungnv;
- Họ và tên người dùng: Nguyễn Văn Hưng;
- Tên tài khoản định danh cá nhân: hungnv1.
...
Như vậy, việc đặt tên tài khoản định danh của công chức Kiểm toán nhà nước được đặt như sau:
<TÊN><HỌ VÀ TÊN ĐỆM VIẾT TẮT>[THỨ TỰ]
Trong đó, tài khoản định danh cá nhân của công chức Kiểm toán nhà nước không được đặt bằng tên có dấu mà phải đặt bằng tiếng Việt không dấu.
Trường hợp tên, họ và tên đệm viết tắt giữa các người dùng trùng nhau thì tên tài khoản của người dùng tiếp theo sẽ được thêm số thứ tự tăng dần, bắt đầu từ số 1 (một).
Tài khoản định danh cá nhân của công chức Kiểm toán nhà nước đặt bằng tên có dấu được không? (Hình từ Internet)
Mật khẩu tài khoản định danh cá nhân của công chức Kiểm toán nhà nước được đặt như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 8 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 về việc đặt mật khẩu tài khoản định danh như sau:
Quản lý mật khẩu tài khoản định danh
1. Đặt mật khẩu
a) Mật khẩu phải bao gồm số (1..9) chữ thường (a..z), chữ in hoa (A..Z) và ký tự đặc biệt (!,@,#,..).
b) Mật khẩu không chứa các thông tin liên quan đến cá nhân (họ và tên, số điện thoại, quê quán, ngày sinh).
c) Không đặt mật khẩu của tài khoản định danh do Kiểm toán nhà nước cấp trùng với mật khẩu các tài khoản khác của cá nhân.
d) Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng loại tài khoản định danh, việc đặt mật khẩu theo quy tắc sau:
- Đối với tài khoản định danh cá nhân, tài khoản định danh tổ chức và tài khoản định danh của bên thứ ba:
+ Mật khẩu có độ dài tối thiểu 8 ký tự.
+ Mật khẩu phải được thay đổi trong lần đầu sử dụng và thay đổi theo định kỳ 03 tháng/lần.
- Đối với tài khoản quản trị phần mềm:
+ Mật khẩu có độ dài tối thiểu 12 ký tự.
+ Mật khẩu phải được thay đổi trong lần đầu sử dụng và thay đổi theo định kỳ 01 tháng/lần.
- Đối với tài khoản đặc quyền: Trung tâm Tin học quy định và thiết lập các chính sách đặt mật khẩu của tài khoản đặc quyền để đảm bảo an toàn, bảo mật.
...
Như vậy, mật khẩu tài khoản định danh cá nhân của công chức Kiểm toán nhà nước được đặt như sau:
- Mật khẩu phải bao gồm số (1..9) chữ thường (a..z), chữ in hoa (A..Z) và ký tự đặc biệt (!,@,#,..).
- Mật khẩu không chứa các thông tin liên quan đến cá nhân (họ và tên, số điện thoại, quê quán, ngày sinh).
- Không đặt mật khẩu của tài khoản định danh do Kiểm toán nhà nước cấp trùng với mật khẩu các tài khoản khác của cá nhân.
- Mật khẩu có độ dài tối thiểu 8 ký tự.
- Mật khẩu phải được thay đổi trong lần đầu sử dụng và thay đổi theo định kỳ 03 tháng/lần.
Công chức Kiểm toán nhà nước nghỉ hưu thì việc thu hồi tài khoản định danh cá nhân được thực hiện ra sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Điều kiện, trình tự thu hồi tài khoản định danh cá nhân, tài khoản định danh tổ chức
1. Tài khoản định danh cá nhân, tài khoản định danh tổ chức sẽ bị thu hồi bởi một trong những trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấm dứt làm việc tại Kiểm toán nhà nước (nghỉ hưu, nghỉ việc, thôi việc, chấm dứt hợp đồng, chuyển công tác).
b) Theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
2. Trình tự thu hồi tài khoản định danh
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi chấm dứt làm việc tại Kiểm toán nhà nước (nghỉ hưu, nghỉ việc, thôi việc, chấm dứt hợp đồng, chuyển công tác), hệ thống sẽ tự động thu hồi tài khoản định danh khi đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cập nhật quyết định về công tác cán bộ trên phần mềm Quản lý cán bộ của Kiểm toán nhà nước. Thời điểm thu hồi là thời điểm quyết định về công tác cán bộ có hiệu lực.
b) Đối với việc thu hồi tài khoản định danh theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền: đơn vị, tổ chức có thẩm quyền có văn bản đề nghị thu hồi tài khoản định danh và gửi đến Trung tâm Tin học theo mẫu tại Phụ lục 02 của Quy chế này. Ngay sau khi nhận được yêu cầu hợp lệ về việc thu hồi tài khoản định danh, Trung tâm Tin học có trách nhiệm thu hồi tài khoản định danh và thông báo cho đơn vị.
Như vậy, trường hợp công chức Kiểm toán nhà nước nghỉ hưu thì hệ thống sẽ tự động thu hồi tài khoản định danh cá nhân khi đơn vị quản lý công chức cập nhật quyết định về công tác cán bộ trên phần mềm Quản lý cán bộ của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, thời điểm thu hồi tài khoản định danh cá nhân là thời điểm quyết định về công tác cán bộ có hiệu lực.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản định danh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?