Tài khoản kế toán 811 của tổ chức tài chính vi mô dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động dịch vụ nào?
- Tài khoản kế toán 811 của tổ chức tài chính vi mô dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động dịch vụ nào?
- Hệ thống tài khoản kế toán về chi phí hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 về chi phí hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chi phí hoạt động dịch vụ không?
Tài khoản kế toán 811 của tổ chức tài chính vi mô dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động dịch vụ nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 811- Chi phí hoạt động dịch vụ
1. Nguyên tắc kế toán:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động dịch vụ, bao gồm:
- Chi về dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
- Chi dịch vụ viễn thông;
- Chi về hoạt động ủy thác cho vay vốn;
- Chi về dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động TCTCVM;
- Chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đại lý môi giới theo quy định của pháp luật;
- Chi về hoạt động đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm;
- Chi phí về sử dụng dịch vụ thanh toán;
- Chi về hoạt động dịch vụ khác.
...
Như vậy, tài khoản kế toán 811 của tổ chức tài chính vi mô dùng để phản ánh các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động dịch vụ sau:
- Chi về dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
- Chi dịch vụ viễn thông;
- Chi về hoạt động ủy thác cho vay vốn;
- Chi về dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động tổ chức tài chính vi mô;
- Chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đại lý môi giới theo quy định của pháp luật;
- Chi về hoạt động đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm;
- Chi phí về sử dụng dịch vụ thanh toán;
- Chi về hoạt động dịch vụ khác.
Tài khoản kế toán 811 của tổ chức tài chính vi mô dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động dịch vụ nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống tài khoản kế toán về chi phí hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì hệ thống tài khoản kế toán về chi phí hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 sau:
+ 8111 - Chi về hoạt động ủy thác cho vay vốn;
+ 8112 - Chi về dịch vụ tư vấn tài chính;
+ 8113 - Chi về dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền;
+ 8114 - Chi về hoạt động đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm;
+ 8119 - Chi về hoạt động dịch vụ khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 về chi phí hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về tài khoản 611 về chi phí hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ: - Các chi phí hoạt động dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí hoạt động dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí hoạt động dịch vụ vào bên Nợ Tài khoản 001- “Xác định kết quả kinh doanh”.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh chi phí hoạt động dịch vụ hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.
Lưu ý: Tài khoản 811 về chi phí hoạt động dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô không có số dư cuối kỳ kế toán năm.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chi phí hoạt động dịch vụ không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về chi phí hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
- Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?