Tài liệu địa hình giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
- Tài liệu địa hình giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
- Khống chế mặt bằng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều được thực hiện như thế nào?
- Khống chế độ cao trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều được thực hiện như thế nào?
Tài liệu địa hình giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn TKKT
7.1 Yêu cầu tài liệu địa hình giai đoạn thiết kế kỹ thuật (TKKT)
Tài liệu địa hình phải thỏa mãn những yêu cầu sau
- Biểu diễn đầy đủ các yếu tố tương quan giữa địa hình, địa vật (các yếu tố cấu thành công trình: đê, kè, mỏ hàn...). Biểu diễn chính xác yếu tố phi địa hình như: vị trí cột km trên đê, số hộ dân, tên làng, xóm, tên các đường dây điện cao thế, hạ thế, điện thoại... Tên các đường giao thông, đường dân sinh liên xã, huyện, các công trình xây dựng, biển báo, cửa khẩu... Đảm bảo độ dung nạp và độ tin cậy của tài liệu.
- Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình, các tuyến so chọn, qui mô phạm vi dự án.
- Xác định chính xác kết câu công trình, giải pháp thi công công trình.
- Xác định tương đối chính xác khối lượng công trình phương án chọn để tính tổng dự toán.
- Tận dụng có chọn lọc các tài liệu giai đoạn BCĐT (nếu có) kế thừa tài liệu giai đoạn DAĐT (thiết kế cơ sở).
- Đảm bảo sự thống nhất hệ cao, tọa độ với các giai đoạn trước.
...
Theo đó, tài liệu địa hình giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Biểu diễn đầy đủ các yếu tố tương quan giữa địa hình, địa vật (các yếu tố cấu thành công trình: đê, kè, mỏ hàn...). Biểu diễn chính xác yếu tố phi địa hình như: vị trí cột km trên đê, số hộ dân, tên làng, xóm, tên các đường dây điện cao thế, hạ thế, điện thoại... Tên các đường giao thông, đường dân sinh liên xã, huyện, các công trình xây dựng, biển báo, cửa khẩu... Đảm bảo độ dung nạp và độ tin cậy của tài liệu.
- Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình, các tuyến so chọn, qui mô phạm vi dự án.
- Xác định chính xác kết câu công trình, giải pháp thi công công trình.
- Xác định tương đối chính xác khối lượng công trình phương án chọn để tính tổng dự toán.
- Tận dụng có chọn lọc các tài liệu giai đoạn BCĐT (nếu có) kế thừa tài liệu giai đoạn DAĐT (thiết kế cơ sở).
- Đảm bảo sự thống nhất hệ cao, tọa độ với các giai đoạn trước.
Công trình đê điều (Hình từ Internet)
Khống chế mặt bằng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn TKKT
...
7.2 Khống chế mặt bằng
7.2.1 Mức độ xây dựng lưới: giai đoạn này, chỉ bổ sung xây dựng lưới cấp 1, cấp 2 và khống chế lưới chi tiết phục vụ cho đo vẽ các loại bình đồ tỷ lệ lớn, các mặt cắt của các hạng mục công trình, nối kết với lưới hạng 4, GT1, ĐC1, GT2, ĐC2 của các giai đoạn trước.
7.2.2 Cấp khống chế
- Bổ sung xây dựng lưới cấp 1, cấp 2 như giải tích 1 (GT1), đường chuyền cấp 1 (ĐC1), giải tích 2 (GT2), đường chuyền cấp 2 (ĐC2) theo các tuyến công trình cần so chọn với các tiêu chí sau:
+ Khi diện tích khu đo F > 100ha xây dựng lưới cấp 1, cấp 2.
+ Khi diện tích khu đo F ≤ 100ha xây dựng chỉ lưới cấp 2.
- Độ chính xác, phạm vi ứng dụng và mật độ điểm như quy định trong Phụ lục B.
...
Như vậy, khống chế mặt bằng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều được thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Khống chế độ cao trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn TKKT
...
7.3 Khống chế độ cao
- Xác định cao độ các điểm tim tuyến, điểm kết cấu theo yêu cầu của chủ đầu tư và kết cấu công trình.
- Đo thủy chuẩn hạng IV cho các điểm tim công trình đê điều nói chung. Riêng đối với công trình xây dựng bằng bê tông cốt thép, phải đo thủy chuẩn hạng III.
Đo thủy chuẩn kỹ thuật các điểm vết lũ, trạm máy đo vẽ, các điểm đầu mặt cắt, các điểm biển báo, các vị trí giếng giảm áp....
Độ chính xác, phạm vi ứng dụng và mật độ như quy định trong Phụ lục C
...
Như vây, việc khống chế độ cao trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình đê điều được thực hiện như sau:
- Xác định cao độ các điểm tim tuyến, điểm kết cấu theo yêu cầu của chủ đầu tư và kết cấu công trình.
- Đo thủy chuẩn hạng IV cho các điểm tim công trình đê điều nói chung. Riêng đối với công trình xây dựng bằng bê tông cốt thép, phải đo thủy chuẩn hạng III.
Đo thủy chuẩn kỹ thuật các điểm vết lũ, trạm máy đo vẽ, các điểm đầu mặt cắt, các điểm biển báo, các vị trí giếng giảm áp....
Độ chính xác, phạm vi ứng dụng và mật độ như quy định trong Phụ lục C.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình đê điều có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?