Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về loại phương tiện giao thông nào?
- Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về phương tiện giao thông nào?
- Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang khi đã đóng bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Người điều khiển xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo khi đi qua đường ngang bị xử phạt hành chính như thế nào?
Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về phương tiện giao thông nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quyền ưu tiên tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ như sau:
Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
5. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
6. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
Theo như quy định trên, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mới đường sắt thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về phương tiện giao thông đương sắt.
Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về loại phương tiện giao thông nào? (Hình từ Internet)
Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang khi đã đóng bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.
Theo như quy định trên, Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang khi đã đóng có thể bị xử phạt hành chính từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Người điều khiển xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo khi đi qua đường ngang bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP(Có cụm từ này bị thay thế bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
...
Theo như quy định trên, người điểu khiển xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo khi đi qua đường ngang có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?