Tái phạm trộm cắp tài sản trong thời gian chờ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị xử lý như thế nào?

Anh là Minh, em cho anh hỏi về trường hợp này: Nếu đối tượng đang trong thời gian chờ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản lại tái phạm trộm cắp sẽ bị xử lý như thế nào? Tái phạm có giống với vi phạm hành chính nhiều lần hay không? Giải thích cụ thể giúp anh, xin cảm ơn.

Theo pháp luật hiện hành thì tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần được hiểu như thế nào cho đúng?

Từ định nghĩa được quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

- Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.

- Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.

Như vậy, theo quan điểm của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, trong trường hợp này chúng ta không thể nào áp dụng quy định “tái phạm” ở đây được.

Vì nếu như đang trong thời gian chờ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản, đối tượng sẽ thuộc trường hợp áp dụng quy định về vi phạm hành chính nhiều lần. Còn đối tượng đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì lúc này mới áp dụng quy định về tái phạm. Anh cần hiểu rõ về 2 khái niệm này để tránh nhầm lẫn.

Tái phạm trộm cắp tài sản

Tái phạm trộm cắp tài sản

Tái phạm trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm Hình sự không?

Nếu giả định có căn cứ về việc “tái phạm”, thì chúng ta cũng cần phải xét đến yếu tố Hình sự theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội trộm cắp tài sản như sau:

- Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+ Tài sản là di vật, cổ vật.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Áp dụng quy định về “Vi phạm hành chính nhiều lần” đối với hành vi trộm cắp tài sản?

Theo quan điểm của chúng tôi thì có thể áp dụng quy định về “Vi phạm hành chính nhiều lần” để xử lý. Cụ thể tại khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

- Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

+ Vi phạm hành chính có tổ chức;

+ Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

+ Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

+ Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

+ Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

+ Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

+ Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

+ Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

+ Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

+ Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

- Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Như vậy, tái phạm trộm cắp tài sản ở đây có thể hiểu là vi phạm hành chính nhiều lần và quy vào tình tiết tặng nặng. Và tùy vào mức độ của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (được quy định tại Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án xem xét, quyết định tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội.

Một điều cần lưu ý là nếu tình tiết vi phạm hành chính nhiều lần là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tặng nặng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trộm cắp tài sản

Phạm Lan Anh

Trộm cắp tài sản
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trộm cắp tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trộm cắp tài sản
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Tái phạm trộm cắp tài sản trong thời gian chờ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn trình báo mất tài sản mới nhất hiện nay? Bị trộm mất tài sản có giá trị từ bao nhiêu tiền thì có thể trình báo công an?
Pháp luật
Mẫu đơn trình báo Công an về việc mất trộm tài sản mới nhất hiện nay là mẫu đơn nào? Mất trộm một triệu đồng có thể trình báo Công an không?
Pháp luật
Hành vi trộm cắp tài sản nhưng đã trả lại cho chủ sở hữu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa không?
Pháp luật
Đang hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản nhưng tiếp tục phạm tội thì áp dụng hình phạt như thế nào?
Pháp luật
Phạm tội lần đầu về hành vi trộm cắp tài sản thì mức đặt tiền để bảo đảm phải bao nhiêu mới được tại ngoại?
Pháp luật
Người lao động muốn lấy trộm tài sản công ty nhưng chưa thực hiện được đã bị phát hiện thì có thể sa thải không?
Pháp luật
Kẻ trộm chó bị phạt tù hay phạt tiền? Đánh kẻ trộm chó thì có phải bồi thường không? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?
Pháp luật
Người trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào? Các tình tiết tăng nặng đối với tội trộm cắp tài sản là gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào