Tài sản bảo đảm có thể là loại tài sản nào? Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm quy định như thế nào?
Tài sản bảo đảm có thể là loại tài sản nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Theo đó, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản bảo đảm có thể là loại tài sản nào? Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm bao gồm:
- Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
+ Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
- Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
Việc chia tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành khi nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Biến động về tài sản bảo đảm
1. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc chia, tách một tài sản bảo đảm thành nhiều tài sản phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì giải quyết như sau:
a) Việc chia, tách tài sản bảo đảm không làm thay đổi chủ sở hữu thì những tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách tiếp tục là tài sản bảo đảm;
b) Việc chia, tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.
2. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn tài sản bảo đảm với tài sản khác hoặc tài sản bảo đảm được chế biến tạo thành tài sản mới thì tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Tài sản mới được tạo thành do hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn mà không chia được thì phần giá trị tài sản bảo đảm được hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn vào tài sản mới trở thành tài sản bảo đảm;
b) Vật mới được tạo thành do chế biến thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì vật mới tiếp tục là tài sản bảo đảm. Trường hợp vật mới không thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì giá trị phần tài sản bảo đảm được chế biến trở thành tài sản bảo đảm.
3. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản bảo đảm để góp vốn vào pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội thì cổ phần hoặc phần vốn góp là tài sản bảo đảm, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm và pháp nhân nhận góp vốn có thỏa thuận về việc tài sản bảo đảm mang góp vốn tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản đang được bảo hiểm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc tài sản đang dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà được bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, số tiền bồi thường hoặc tài sản thay thế mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm trở thành tài sản bảo đảm.
...
Như vậy, đối với việc chia, tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?